Vấn đề đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu dân sinh đã trở thành mối quan tâm thuộc hàng ưu tiên của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vấn đề này càng thêm nóng bỏng khi mà các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt dần với sự khai thác quá mức của con người.
Năng lượng khổng lồ vô tận
Con người đã và đang tìm kiếm nhiều nguồn năng lượng thay thế khác nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai cũng như giảm hiệu ứng nhà kính. Những tưởng điện hạt nhân sẽ giải quyết được các vấn đề này khi đồng loạt các tổ chức lớn trên thế giới đều xem nó có vai trò then chốt trong sản xuất điện toàn cầu, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011 ở Nhật Bản, niềm tin của dư luận về điện hạt nhân lại bị lung lay dữ dội khi có nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả và sự an toàn của nguồn năng lượng này. Và rồi cả thế giới gần như lại rơi vào một cuộc khủng hoảng niềm tin về năng lượng mới.
Vấn đề phải tìm kiếm nguồn năng lượng sạch khác an toàn hơn lại được đặt ra. Nhưng người ta cứ mãi tập trung vào nhiệt điện, thủy điện, phong điện mà lại gần như quên đi mất một nguồn năng lượng có thể nói là vô tận đến từ ngay dưới chân chúng ta: năng lượng địa nhiệt.
Năng lượng địa nhiệt là một dạng năng lượng tự nhiện ở sâu trong lòng đất, phát sinh từ nguồn nhiệt sơ khai trong lòng trái đất, từ nhiệt ma sát do các phiến lục địa trượt lên nhau, và từ sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ tồn tại tự nhiên với 1 lượng nhỏ trong đá. Trữ lượng năng lượng địa nhiệt là rất lớn, nếu không muốn nói là vô tận. Các nhà khoa học đã ước tính rằng chỉ cần 1 phần trăm lượng nhiệt chứa trong lớp 10 km phía trên vỏ trái đất đã tương đương với 500 lần năng lượng mà các nguồn dầu, khí của trái đất mang lại.
Thật ra thì năng lượng địa nhiệt đã được khai thác và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20 cho mục đích sưởi ấm, sấy nông sản, tắm thư giãn… Từ đó đến nay, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt ngày càng phát triển nhanh về quy mô và hiệu suất.
Tuy nhiên, nếu so sánh với sự quan tâm của nhân loại đối với các nguồn năng lượng khác thì địa nhiệt lại có phần “tủi thân” khi mà sự quan tâm đó vẫn chưa thật sự xứng đáng với tiềm năng mà nó mang lại. Ước tính riêng tại Mỹ, sản lượng điện được sản xuất từ nguồn địa nhiệt cho phép nước này tiết kiệm được tới 80 triệu thùng dầu mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2003, Mỹ đã sản xuất được 34.880 GWh điện từ các nguồn năng lượng địa nhiệt. Nếu so sánh con số này với công suất 420MW của nhà máy thủy điện Trị An thì nó gấp trên 12 lần.
(Theo VEF)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.