Hy Lạp đã hết lần này tới lần khác khiến các nhà tài trợ Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không hài lòng. |
Bước vào năm suy thoái thứ 5 liên tiếp, Hy Lạp đang đưa tên mình vào cuốn sách những kỷ lục đáng bị quên lãng của kinh tế thế giới thời kỳ hiện đại.
Theo hãng tin Reuters, kinh tế Hy Lạp suy giảm 6,8% trong năm 2011, đưa sản lượng kinh tế của nước này thấp hơn 16% so với mức đỉnh trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên hơn 20% từ mức 7,7% vào năm 2008.
Sánh ngang với Hy Lạp về sự mức độ suy sụp kinh tế trong vòng một thập kỷ trở lại đây chỉ có Argentina và Lativa. Khi Argentina vỡ nợ vào năm 2001, GDP nước này giảm 20% từ mức đỉnh xuống mức đáy. Còn khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, kinh tế Latvia suy giảm 24%.
Với những biện pháp thặt chặt chi tiêu đang chờ thực thi nhằm đổi lấy gói giải cứu mới trị giá 130 tỷ Euro, tương đương 172 tỷ USD, từ các nhà tài trợ quốc tế, Hy Lạp hoàn toàn có “tiềm năng” vượt qua hai quốc gia trên về mức độ suy giảm tăng trưởng.
“Với tình hình như hiện nay, GDP của Hy Lạp có thể giảm 25-30% trước khi phục hồi. Đó sẽ là mức suy giảm vào hàng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng quá tồi tệ đối với nước này”, ông Uri Dadush, chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức nghiên cứu Carnegie Endowment có trụ sở ở Washington, nhận định.
Đối với người dân Hy Lạp bình thường, tương lai đang trở nên mờ mịt. Nhiều công chức ở nước này đã bị giảm lương một nửa. Giấc mơ được về hưu trước tuổi 65 đang trở thành xa vời đối với những người còn làm việc. Nguồn cung nhiều loại thuốc chữa bệnh đang ngày càng khan hiếm. Nhiều cặp vợ chồng có con nhỏ buộc phải quay trở lại sống với bố mẹ để tiết kiệm chi phí. Trên khắp Hy Lạp, chuyện doanh nghiệp phá sản hay giải thể đã trở thành cơm bữa.
Việc so sánh các cuộc suy thoái ở các quốc gia khác nhau là rất khó, vì điều kiện kinh tế-chính trị ở các nước không giống nhau. Tuy nhiên, theo ông Mark Wesbrot, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách ở Washington, suy thoái ở Hy Lạp có một điểm quan trọng nổi bật là đã kéo dài gấp đôi so với một cuộc suy thoái trung bình, và vẫn chưa có dấu hiệu của sự kết thúc.
“Hy Lạp đang ở trong một cơn ác mộng dài”, ông Weisbrot nhận định.
Kể từ khi nhận được gói cứu trợ đầu tiên trị giá 110 tỷ Euro vào năm 2010, Hy Lạp đã hết lần này tới lần khác khiến các nhà tài trợ Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không hài lòng vì không tuân thủ đầy đủ lời hứa cải cách. Ngoài việc chưa đạt mục tiêu đề ra về giảm thâm hụt ngân sách, Hy Lạp còn chậm chạp trong các vấn đề giảm bớt số công chức trong bộ máy hành chính cồng kềnh, tư nhân hóa các tài sản công và mở cửa rộng hơn trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận Athens đã có những bước tiến trong nỗ lực đưa ngân sách công trở lại trạng thái cân bằng, thông qua các biện pháp tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), cắt giảm tiền lương, lương hưu và các dịch vụ công. Năm 2009, thâm hụt ngân sách chưa tính đến tiền trả lãi nợ chính phủ của Hy Lạp là 10,4% GDP, nhưng năm nay, ngân sách công của nước này có khả năng sẽ thặng dư 0,2% (cũng là chưa tính tới tiền lãi phải trả).
“Mặc dù Hy Lạp vẫn bị chỉ trích nhiều, từ trước đến nay không có nhiều nước trên thế giới có thể giảm thâm hụt ngân sách sơ bộ nhanh như Hy Lạp”, chuyên gia Andrew Kenningham thuộc hãng tư vấn Capital Economics ở London nhận định.
Tuy vậy, nếu tính tiền lãi trái phiếu phải trả, Hy Lạp sẽ chịu mức thâm hụt ngân sách 4,7% trong năm 2012 này, và mức thâm hụt có khả năng tăng lên 6,3% vào năm 2013. Các chuyên gia cho biết, gánh nặng tiền lãi mà Athens đang gánh chịu là cao nhất trên thế giới, trừ trường hợp Jamaica.
Các nhà tài trợ đã “kê đơn” buộc Hy Lạp phải hạ thâm hụt ngân sách chung bằng cách đưa mức thặng dự ngân sách sơ bộ lên 5% GDP vào năm 2014 và 2015. “Những điều kiện này quá ngặt nghèo. Hy Lạp không nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”, chuyên gia Dadush nhận xét.
Hy Lạp đang ở trong một vòng luẩn quẩn khó thoát. Chi tiêu công và tiêu dùng của người dân đang giảm với tốc độ nhanh chóng, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ vẫn ở mức 18% vào năm 2015. Tình trạng này khiến tăng trưởng GDP tồi tệ, nguồn thu từ thuế suy giảm. Thâm hụt ngân sách vì thế sẽ cao hơn, đòi hỏi Athens lại phải thắt chặt thêm chi tiêu.
Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn như vậy, nhiều quốc gia đã thực hiện chiến lược phá giá đồng tiền. Ban đầu sau khi phá giá, GDP và việc làm sẽ giảm mạnh, nhưng sau đó sẽ phục hồi nhanh chóng, như trường hợp của Argentina, Nga và những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Những ví dụ này khiến nhiều người tiếp tục đặt câu hỏi Hy Lạp nên hay không nên rời khỏi khối Eurozone để có thể phá giá đồng tiền riêng. Ông Weisbrot cho rằng, cuộc khủng hoảng của Hy Lạp hiện nghiêm trọng đến mức nước này nên chấp nhận rủi ro và rời bỏ đồng Euro.
“Tôi cho rằng, nếu Hy Lạp rời Eurozone, họ sẽ phục hồi tốt như trường hợp của Argentina. Họ sẽ rơi sâu thêm vào khủng hoảng, nhưng sau đó sẽ vượt qua và tăng trưởng nhanh chóng”, ông Weisbrot nói.
Nhà nghiên cứu Zsolt Darvas thuộc cơ quan nghiên cứu Bruegel ở Brussels dự báo, Hy Lạp có thể sẽ lập kỷ lục về suy giảm tăng trưởng. Tuy nhiên, ông Darvas cho rằng, khả năng Hy Lạp rời khỏi Eurozone là rất thấp vì những sóng gió có thể xảy ra sau đó. Nếu Hy Lạp rời Eurozone, không chỉ Athens vỡ nợ do các nhà tài trợ cắt vốn, mà các ngân hàng và phần lớn khu vực kinh tế tư nhân của nước này cũng suy sụp vì sự mất giá chóng mặt của đồng Drachma.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.