Theo giới phân tích, tình trạng suy giảm trên sẽ làm tăng sức ép, buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải nới lỏng tiền tệ hơn để kích thích kinh tế. |
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tuột dốc trong quý 3 với tốc độ nhanh nhất kể từ thảm họa kép động đất, sóng thần hồi năm ngoái, do xuất khẩu giảm mạnh và mức chi tiêu dùng hạn chế, hãng tin Bloomberg cho hay.
Cụ thể, theo công bố sáng 12/11của Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội của nước này trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay đã giảm mạnh tới 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,1% so với dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận trước đó của hãng tin Bloomberg.
Kinh tế toàn cầu suy giảm cùng với các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc đã khiến kim ngạch xuất khẩu tháng 9 của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giảm mạnh và tác động xấu tới lợi nhuận doanh nghiệp. Yoshimasa Maruyama, chuyên gia kinh tế trưởng của Itochu cho rằng, kinh tế Nhật thực sự đã rơi vào suy thoái.
Vài ngày trước, hôm 9/11, Bộ Tài chính Nhật Bản cũng đã công bố các số liệu cho thấy, tình trạng nợ công của chính phủ nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục 983.300 tỷ Yên (tương đương 12.400 tỷ USD) vào cuối tháng 9, chủ yếu là do chi tiêu vào công cuộc tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011.
Khoản nợ công nói trên bao gồm 803.740 tỷ Yên tiền trái phiếu chính phủ, kể cả 14.100 tỷ Yên được dùng để tài trợ cho các công tác tái thiết đất nước sau thiên tai. Chính phủ cũng đã ban hành 125.370 tỷ Yên trái phiếu để tài trợ cho các nhu cầu tài chính ngắn hạn trong khi đã vay 54.190 tỷ Yên từ các thể chế tài chính.
Theo đó, nợ công đã tăng 0,7% so với ba tháng trước đó. Tỷ lệ nợ công tính trên đầu người cũng tăng 7,71 triệu Yên từ mức 7,65 triệu Yên. Hiện Nhật Bản chưa ban hành trái phiếu để bù cho thâm hụt ngân sách, trị giá khoảng 38.000 tỷ yên cho tài khóa 2012, do đang có tranh cãi về việc thông qua một dự luật liên quan.
Cùng ngày, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, chỉ số lòng tin của hộ gia đình từ hai người trở lên trong tháng 10 đã giảm xuống còn 39,7 điểm, từ mức 40,1 điểm hồi tháng 9, một phần vì sự sụt giảm về thu nhập và sự xuống cấp của các điều kiện làm việc. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số niềm tin tiêu dùng đã sụt giảm.
Theo giới phân tích, tình trạng suy giảm trên sẽ làm tăng sức ép, buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải nới lỏng tiền tệ hơn để kích thích kinh tế. Dự kiến, trong cuộc họp từ 19-20/12, cơ quan này sẽ nới lỏng tiền tệ, nếu trước đó trong cuộc họp từ 11-12/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng có hành động tương tự.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.