Việc Hy Lạp chấp nhận thắt lưng buộc bụng hơn nữa có thể đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ, song sẽ làm bất ổn xã hội gia tăng - Ảnh: Reuters. |
Việc Quốc hội Hy Lạp chấp thuận các điều kiện tài chính khắc nghiệt để nhận được gói giải cứu tiếp theo có thể xem là một bước đi quan trọng hướng tới chấm dứt những đồn đoán về khả năng vỡ nợ cấp quốc gia của nền kinh tế này.
Được cứu chưa hẳn sẽ là sống tốt
Quốc hội Hy Lạp cuối cùng cũng đã thông qua dự luật thắt lưng buộc bụng không được lòng dân để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo dự luật này, Hy Lạp sẽ cắt giảm 3,3 tỷ Euro (4,35 tỷ USD) tiền lương, trợ cấp và việc làm trong năm nay.
Phát biểu trước khi diễn ra sự kiện này, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos đã cảnh báo, nếu không chấp nhận những đòi hỏi khó khăn từ phía các nhà tài trợ nước ngoài, Hy Lạp sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ không thể kiểm soát và sớm hay muộn thì quốc gia này sẽ phải bỏ đồng Euro.
Ông thừa nhận một đợt cắt giảm chi tiêu mới sẽ khiến cuộc sống của người dân Hy Lạp thêm khó khăn, nhất là khi thất nghiệp đã trên 20%. Tuy nhiên, ông cho rằng cái giá phải trả về mặt xã hội khi thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng vẫn nhẹ hơn so với một thảm họa vỡ nợ.
Người tiền nhiệm George Papandreou cũng cho rằng, chương trình khắc khổ mới rất khắc nghiệt, song đây là điều Hy Lạp buộc phải thực hiện. Theo người lãnh đạo đảng Dân chủ mới Antonis Samaras, Hy Lạp sẽ giảm được 85 tỷ euro nợ nếu chấp nhận nhượng bộ các nhà cho vay.
Trên thực tế, việc Hy Lạp vỡ nợ và rời bỏ đồng Euro không phải là điều dễ chịu đối với khu vực châu Âu và cả thế giới. Nhiều chuyên gia dự đoán, nếu điều này xảy ra, hệ thống tài chính toàn cầu sẽ chao đảo dữ dội. Do đó, việc Hy Lạp nhận được cứu trợ là một bước đi quan trọng.
Theo báo Time, nếu Hy Lạp bỏ đồng Euro, hệ thống ngân hàng nước này sẽ hỗn loạn và người cho vay sẽ hoảng sợ. Chưa hết, việc trở lại tiếp nhận đồng tiền giá trị thấp một cách đột ngột cũng có khả năng khiến lạm phát leo thang, bởi giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng cao.
Các nhà đầu tư sẽ miễn cưỡng cho chính phủ, ngân hàng và công ty Hy Lạp vay. Tình trạng đóng băng tín dụng có thể gây suy thoái còn nặng nề hơn Hy Lạp thời điểm hiện tại. Các nhà kinh tế tại UBS ước tính nền kinh tế Hy Lạp có thể co lại đến 50% nếu rời khỏi khu vực đồng Euro.
Tình trạng tệ hại này sẽ lan ra các định chế tài chính khác ở châu Âu, những tổ chức đang chịu tổn thất lớn do đã cho Hy Lạp vay nợ. Trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra, một thảm họa tương tự như vụ Lehman Brothers hồi năm 2008 sẽ tái diễn và tín dụng toàn cầu sẽ bị đóng băng.
Tuy nhiên, về mặt thực thể xã hội, việc Chính phủ Hy Lạp chấp thuận tiến hành thêm các biện pháp khắc nghiệt đồng nghĩa với việc đẩy người dân nước này lún sâu hơn vào khốn cùng. Không tự nhiên mà 6 thành viên chính phủ liên minh ở Hy Lạp hôm 10/2 từ chức để bày tỏ sự bất bình.
Không hề tự nhiên khi mà Liên đoàn cảnh sát Hy Lạp hôm 11/2 bất ngờ gửi thư đến nhiều cơ quan quan trọng của Liên minh châu Âu, đe dọa sẽ ra trát bắt giữ một số quan chức khối này và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vì gây áp lực để dẫn đến việc áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng.
Và cũng không tự nhiên mà người dân nước này đã xuống đường biểu tình. Theo các hãng tin phương Tây, bạo loạn đã tràn qua đảo Corfu, Crete, và thành phố Thessaloniki ở miền bắc, cũng như các thị trấn ở miền trung Hy Lạp. Đây là cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở Hy Lạp kể từ 2008.
Tại thủ đô Athens, cảnh sát đã bắn hơi cay vào người biểu tình ném đá và bom xăng bên ngoài tòa nhà quốc hội vào thời điểm các nghị sĩ đang thảo luận về các biện pháp khắc khổ không được lòng dân để nhận được gói cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Đúng như ông Papademos đã nói, nếu không chấp thuận việc thắt lưng buộc bụng hơn nữa, Hy Lạp sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ không thể kiểm soát và quốc gia này sẽ phải rời bỏ đồng Euro. Nhưng thất nghiệp ở nước này hiện đã lên trên 20% và hơn 1 triệu người đã mất việc làm.
Theo đó, "cánh cửa tử" nợ công của Hy Lạp đã tạm thời được đóng lại, song "cánh cửa bất ổn" xã hội của nước này có thể sẽ mở rộng hơn.
Vỡ nợ chưa hẳn đã là xấu
Theo nhiều chuyên gia, vỡ nợ chưa hẳn đã là chuyện xấu. Nếu vỡ nợ ngay lập tức, những căng thẳng tài chính của Hy Lạp sẽ hạ nhiệt, nước này sẽ trở lại với đồng tiền giá trị thấp hơn nhiều so với Euro, sản phẩm của Hy Lạp sẽ ít tốn kém hơn và lợi thế cạnh tranh sẽ được nâng cao.
Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Cải cách châu Âu, Simon Tilford, cho biết trong thập niên 1990, Canada đã sử dụng một đồng tiền yếu để mở rộng xuất khẩu và phát triển theo cách riêng của mình. Nhờ vậy, quốc gia này đã giải quyết êm đẹp các khoản nợ công khổng lồ.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế trưởng Bernard Baumohl thuộc Outlook cũng cho rằng, việc Hy Lạp rời bỏ đồng Euro trước áp lực kinh tế và tài chính sẽ là một lựa chọn tối ưu.
Thêm vào đó, theo bình luận của báo Telegraph (Anh), việc Hy Lạp phá sản giờ không còn là mối đe dọa đối với toàn bộ châu Âu như trước, bởi nước này đã khiến châu Âu thất vọng khi liên tục chậm trễ ra quyết định có hay không có chấp thuận điều kiện để nhận được gói giải cứu mới.
Và như vậy, những nguy cơ mà các chuyên gia phân tích dự báo trước đó cho tình huống Hy Lạp vỡ nợ sẽ ít có khả năng gây sức ép lên kinh tế toàn cầu. Theo chuyên gia kinh tế Williem Buiter của Citigroup, thậm chí cái giá của sự vỡ nợ này sẽ thấp hơn nhiều so với các dự báo trước.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.