hotline Hotline: 0977 096 677

Ai đẩy bán đảo Triều Tiên vào bờ vực chiến tranh?

Căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên khiến người dân Hàn Quốc thực sự mệt mỏi. Ai đẩy bán đảo này vào bờ vực chiến tranh? Báo chí xứ Hàn đã chĩa mũi nhọn vào chính quyền cựu Tổng thống Lee Myung-bak.


Mấy ngày qua, các hãng truyền thông lớn của Hàn Quốc, trong đó có Nhật báo Trung ương, nhìn nhận lại chính sách Triều Tiên của chính phủ Hàn Quốc trong mấy năm gần đây. Họ phê phán rằng, chính quyền tổng thống Lee Myung-bak phạm quá nhiều sai lầm, thiếu chiến lược cơ bản và cơ chế quản lý khủng hoảng.

Một số chuyên gia Hàn Quốc phân tích, hiện tại, cần thông qua cơ chế đối thoại dùng phương pháp trí tuệ để giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.

Hiệp định thất bại vì phe cứng rắn

Theo tiết lộ của báo chí Hàn Quốc, 21 giờ ngày 17/10/2009, đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc khi ấy là Yim Tae-hee, hội đàm với Bộ trưởng Bộ mặt trận thống nhất Triều Tiên Kim Yang-gon tại khách sạn The St Regis ở Singapore. Họ đi đến thống nhất sơ bộ về 6 vấn đề lớn liên quan đến cuộc hội đàm thượng đỉnh lần thứ ba giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Theo kế hoạch này, chỉ trong một tháng sau đó, Tổng thống Lee Myung-bak sẽ thăm Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo hai bên sẽ hội đàm lần thứ ba thảo luận về các vấn đề quan trọng, như phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Đây được coi là bước đột phá lớn trong quan hệ hai nước.

Tuy nhiên, “Hiệp định Singapore” nhanh chóng bị phá sản. Một số chuyên gia của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) tiết lộ, sau khi về Seoul, ông Yim Tae-hee sẽ báo cáo với Tổng thống Lee Myung-bak và các cố vấn tham mưu, xác nhận cuộc hội đàm thượng đỉnh lần thứ ba sẽ được tổ chức. Tuy nhiên, sau đó, phe cứng rắn trong nội bộ chính phủ Hàn Quốc tham mưu cho Tổng thống Lee Myung-bak rằng, nếu càng kéo dài thời gian sẽ càng có lợi cho Hàn Quốc, và tổng thống đồng ý.

Mới đây, cựu đặc phái viên Yim Tae-hee của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak xác nhận điều này khi trả lời phỏng vấn tạp chí Tân Đông Á (Hàn Quốc). Ông cho biết, lúc đó, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hyun In-taek còn kiến nghị, dựa trên cơ sở này bổ sung thêm một số yêu cầu. Cuối cùng, Triều Tiên lý giải ý đồ của Bộ Thống nhất Hàn Quốc là “muốn phá vỡ hiệp định ban đầu”.

Ngày 7 và 14/11/2009, Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức hai cuộc hội đàm, thảo luận vấn đề tại Kaesong, nhưng hai bên đã có những bất đồng lớn. Cuộc hội đàm kết thúc mà không đạt kết quả. Cuộc hội đàm thượng đỉnh lần ba, ảnh hưởng đến vận mệnh bán đảo Triều Tiên, cũng vì thế “chết yểu”.

Tuy nhiên, cựu cố vấn ngoại giao và an ninh Phủ tổng thống Hàn Quốc Chun Young – Woo tiết lộ: “Ngoài khoản viện trợ kinh tế trị giá 500 triệu – 600 triệu USD, Triều Tiên còn đưa ra yêu cầu khác. Những yêu cầu này hiện tại vẫn chưa thể tiết lộ”.

Báo chí Hàn Quốc cho rằng, dù chính phủ nhiệm kỳ trước từng khẳng định kiên trì chính sách Triều Tiên một cách “có nguyên tắc” trong nhiệm kỳ của mình, nhưng cũng có nhiều chuyên gia nghiên cứu chính sách của Hàn Quốc phản đối và chỉ ra rằng, chính phủ trước đã quá chú ý đến việc tự thể hiện mình, nên đã để lỡ thời cơ cải thiện mối quan hệ hai miền Nam Bắc.

Giáo sư Hwan Quan-xue (thuộc Đại học Kyung Hee) chỉ ra rằng: “Chính phủ nhiệm kỳ trước chỉ một mực nhấn mạnh cần gây sức ép cho Triều Tiên, thiếu nhận thức thông qua cơ chế đối thoại, dùng trí tuệ để giải quyết những vấn đề dân tộc. Cuộc hội đàm thượng đỉnh lần ba giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng như vậy, chỉ cần một tia hy vọng hé ra là phải thúc đẩy trước, sau đó lại đưa ra yêu cầu mới. Chính phủ nhiệm kỳ trước, ngay từ đầu, đã đưa ra quá nhiều yêu cầu”.

Thiếu nhất quán

Đầu tháng 1/2013, cựu cố vấn ngoại giao và an ninh Phủ tổng thống Hàn Quốc Chun Young trả lời phỏng vấn báo chí, giải thích về những thành quả mà chính phủ nhiệm kỳ trước đã đạt được trong chính sách Triều Tiên: “Trong 5 năm qua, chính phủ thúc đẩy chính sách Triều Tiên một cách có nguyên tắc, khiến bán đảo Triều Tiên duy trì được nền hòa bình. Khung quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên đã phát triển theo hướng mà chúng ta mong muốn”.

Cựu cố vấn tuyên truyền, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Lee Dong-Kwan (dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak) cũng đưa ra ý kiến tương tự: “Chỉ khi chuyển hóa mối quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên thành mô hình quan hệ bình thường thì mới có thể phát triển thực sự”. Chủ trương này cũng nhận được sự đồng thuận của một số bộ phận trong xã hội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, hiện tại, những người có chủ trương ngược lại ở Hàn Quốc cũng không phải ít. Tâm điểm mà những người này phê phán là chính phủ nhiệm kỳ trước không đưa ra mục tiêu cụ thể để phát triển mối quan hệ hai miền.

Nhiều quan điểm cho rằng, chính sách Triều Tiên của chính phủ Tổng tống Lee Myung-bak thiếu tính nhất quán, lập lờ giữa hai chiều hướng cứng rắn và thỏa hiệp.

Có phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo cấp cao trong chính phủ nhiệm kỳ trước của Hàn Quốc tự cảm thấy mình “nổi trội hơn”, cho rằng mình chiếm vị trí chủ đạo trong mối quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên và nảy ra lý thuyết “Khi Triều Tiên chưa nhượng bộ thì không nên viện trợ”.

Giáo sư Moon Chung-in (Trường Đại học Yonsei) của Hàn Quốc cho rằng: “Mặc dù phía Triều Tiên tỏ thái độ rất tích cực trước việc tổ chức hội đàm thượng đỉnh hai bên, nhưng do Hàn Quốc liên tục đưa ra yêu cầu và điều kiện, làm tổn hại đến bầu không khí đàm phán, đã đẩy quan hệ hai miền vào cục diện đối đầu”.

Báo chí Hàn Quốc còn tiết lộ, chính sách Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Lee Myung-bak khác hẳn với người đồng nhiệm Kim Dae-Jung và Tổng thống Roh Moo-hyun: một mực kiên trì phương châm nếu Triều Tiên không thay đổi sẽ không viện trợ, kể cả các quan chức cấp cao Triều Tiên sang Hàn Quốc, cũng không tiếp đãi “trọng thể” như chính quyền của người tiền nhiệm.

Nhiều lỗ hổng

Báo chí Hàn Quốc còn cho rằng, thời điểm xảy ra những sự kiện lớn như đắm tàu Cheonan (tháng 3/2010) và pháo kích đảo Yeonpyeong (11/2010), cho thấy, cơ chế quản lý khủng hoảng đối với Triều Tiên của chính phủ Hàn Quốc còn tồn tại nhiều lỗ hổng.

Nguồn tin cho hay, sau khi lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Lee Myung-bak xóa bỏ Hội nghị Đảm bảo An ninh Quốc gia và Văn phòng tình hình quốc gia mà thời Tổng thống Roh Moo-hyun lập nên. Chính quyền ông Lee Myung-bak giải thích, làm như vậy để xóa bỏ màu sắc chính trị mà nhiệm kỳ trước để lại.

Khoảng cuối tháng 3/2008, chính quyền Tổng thống Lee Myung-bak khẩn cấp thành lập “Tổ tình báo khủng hoảng” để tiếp quản các công việc có liên quan.

Từng có chuyên gia trong tổ này tiết lộ rằng: “Lúc đó, Phủ tổng thống không hề quan tâm đến cụm từ quản lý khủng hoảng. Thậm chí, có người còn đặt câu hỏi tại sao phải thành lập bộ phận này, tại sao phải quan tâm đến những cuộc khủng hoảng không xảy ra?”.

Vị chuyên gia này còn cáo buộc, những thông tin tình báo liên quan đến Triều Tiên được chuyển từ các cơ quan tình báo, an ninh của Hàn Quốc về Phủ tổng thống, dường như chỉ đơn thuần là “thông báo” với cấp trên. Trình độ phân tích tổng hợp và đưa ra đối sách còn rất kém. Điều này khiến người ta có cảm nhận chính sách Triều Tiên của Hàn Quốc không còn được đặt ở vị trí hàng đầu trong chính sách quốc gia, mà bị gạt xuống vị trí thứ yếu.

Một chuyên gia từng là cựu phát ngôn viên của Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết: “Lúc đó, có thể tổng thống cho rằng, mối quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên và lĩnh vực quốc phòng đều có thể vận hành một cách tự nhiên, còn các lĩnh vực như dự án cải tạo 4 con sông lớn là sông Han, Nakdong, Geum và Yeongsan, xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân… có lợi cho hoạt động phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu cho ngân sách quốc gia, mới được coi là lĩnh vực cần tập trung đẩy mạnh”. Tuy nhiên, tình hình thực tế lại hoàn toàn khác. Trong nhiệm kỳ Tổng thống Lee Myung-bak, các cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ hai nước liên tục xảy ra, và hệ thống quản lý khủng hoảng cũng không được khởi động một cách bình thường”.

Có nguồn tin cho biết, khi tàu Cheonan bị chìm, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-yeong từng nhận được bản báo cáo có nội dung sai: “đáy tàu tuần tra xuất hiện lỗ thủng, nước bắt đầu tràn vào thuyền” từ Bộ tổng tham mưu liên quân, nhưng trên thực tế thời điểm đó tàu Cheonan đã chìm một nửa.

Tháng 11/2010, khi xảy ra sự kiện pháo kích đảo Yeonpyeong, chỉ thị “ngăn chặn xung đột leo thang” đã được truyền phát trên các phương tiện truyền thông, trong khi bản thân tổng thống Lee Myung-bak không hay biết.

Cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn Quốc – Triều Tiên được thúc đẩy năm 2009 cũng vì mâu thuẫn giữa đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Yim Tae-hee và Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hyun In-taek mà “phá sản”.

(Theo Tienphong Online // Xinhuanet)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư