Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, đến năm 2050, hơn 6 tỷ người sẽ sống ở các đô thị. Trong bối cảnh đó, các hải cảng, chiếm hơn một nửa số thành phố lớn nhất thế giới, sẽ phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng về dân số.
Trong khi đó, trên thế giới hiện có hơn 130 thành phố cảng đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt, bão gió, hiện tượng trái đất nóng lên... gây ra. Sự phát triển thiếu quy hoạch đã đẩy nhiều người vào cảnh nguy hiểm.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khoảng 3.000 tỷ USD tài sản đang bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu và con số này có thể lên tới 35.000 tỷ USD vào năm 2070. Dưới đây là 10 thành phố cảng dễ bị tổn thương nhất do thay đổi khí hậu.
10. Bangkok (Thái Lan)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 38,7 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 1.100 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 907 nghìn người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 5,1 triệu người
Thành phố du lịch này thường được ví như Venice với một hệ thống kênh rạch phức tạp kết nối với sông Chao Phraya. Thảm họa lũ lụt hồi tháng 7 năm ngoái đã khiến Thái Lan thiệt hại 45 tỷ USD, khiến nhiều nhà máy sản xuất ôtô và trung tâm hàng công nghệ phải ngưng trệ.
9. Hồng Kông (Trung Quốc)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 35,9 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 1.200 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 223 nghìn người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 687 nghìn người
Hồng Kông có đường biển dài. Ba mặt của đặc khu kinh tế này giáp với biển Đông, mặt còn lại nhìn ra sông Thâm Quyến. 5% diện tích bề mặt của thành phố là nước. Trong giai đoạn từ năm 1954 cho tới 2011, mỗi thập niên, mực nước tại cảng Victoria lại tăng trung bình 28 mm.
8. Tokyo (Nhật Bản)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 174,3 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 1.200 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 1,1 triệu người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 2,5 triệu người
Sự giàu có của Tokyo đã giúp cho thành phố này có một hệ thống ngăn lũ lụt tối ưu, vượt xa cả những thành phố hàng đầu khác trên thế giới, bao gồm cả New York (Mỹ).
7. Thiên Tân (Trung Quốc)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 29,6 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 1.200 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 956 nghìn người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 3,8 triệu người
Lũ lụt nghiêm trọng có thể tàn phá nặng nề kinh tế Thiên Tân, bao gồm khu vực sản xuất đang tăng trưởng nhanh chóng ở thành phố này, những vùng trồng cây nông nghiệp rộng lớn và kho trữ dầu khí hơn 1 tỷ tấn. Tháng 5 vừa qua, chính quyền thành phố đã đưa ra kế hoạch chống lũ và hạn hán, nhằm giúp nâng cao năng lực tiêu nước ở các khu vực trung tâm.
6. Mumbai (Ấn Độ)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 46,2 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 1.600 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 2,8 triệu
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 11,4 triệu
Từ một làng đánh cá, Mumbai hiện đã trở thành trung tâm thương mại và giải trí của Ấn Độ. Tuy nhiên, hàng năm, hệ thống thoát nước cũ kỹ của thành phố đều bị quá tải mỗi khi mưa lớn. Hầu hết các cống ở đây đều mở ra phía biển nhưng thiếu cửa ngăn lũ nên khó chặn nước biển tràn vào thành phố khi thủy triều dâng cao. Theo ước tính của Chính phủ Ấn Độ, mỗi năm, thành phố này bị thiệt hại 15,5 tỷ rupee (280 triệu USD) vì lũ lụt.
5. Thượng Hải (Trung Quốc)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 72,9 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 1.800 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 2,4 triệu người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 5,5 triệu người
Tăng trưởng GDP hàng năm của Thượng Hải từ 1992 - 2008 luôn ở mức hai con số. Thành phố này được coi là "kinh đô" tài chính ở Trung Quốc. Thượng Hải có một hệ thống chống lũ tương tự như ở London (Anh quốc), nhưng tháng 8/1997, bão lớn đã khiến thành phố này thiệt hại hơn 600 triệu Nhân dân tệ (94 triệu USD), làm ngập hơn 170 con đường.
4. Kolkata (Ấn Độ)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 32 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 2.000 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 1,9 triệu người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 14 triệu người
Kolkata là thành phố có GDP lớn thứ 3 tại Ấn Độ. Hàng năm hễ vào mùa mưa là thành phố này lại có nguy cơ bị lụt. Hệ thống thoát nước đã có lịch sử 140 năm và chỉ bao phủ chưa tới 50% diện tích thành phố. Ngân hàng ADB đã tài trợ 400 triệu USD cho một dự án nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước ở Kolkata. Dự án ban đầu dự kiến hoàn tất vào năm 2007 nhưng hiện tại vẫn đang gần hoàn thiện.
3. New York (Mỹ)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 320,2 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 2.100 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 1,5 triệu người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 2,9 triệu người
New York là thành phố giàu thứ hai trong danh sách này, song các biện pháp bảo vệ không bằng London, Tokyo, Amsterdam và Thượng Hải. Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ thuộc Trung tâm nghiên cứu dự báo Khí tượng-Hải dương tại trường Đại học bang Florida cảnh báo thành phố New York và vùng duyên hải Đông Bắc nước Mỹ có nguy cơ bị ngập lụt bởi nước biển dâng cao do tình trạng trái đất ấm lên.
2. Quảng Châu (Trung Quốc)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 84,2 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 3.400 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 2,7 triệu người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 10,3 triệu người
Quảng Châu là trung tâm sản xuất, vận chuyển và thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Thành phố này nằm trên sông Châu. Tháng 5/2010, mưa lớn đã làm ít nhất 86 người ở thành phố này bị thiệt mạng và cuộc sống của hơn 8 triệu nguời khác bị ảnh hưởng. Trận mưa bão này cũng khiến thành phố bị tổn thất 540 triệu Nhân dân tệ (85 triệu USD).
1. Miami (Mỹ)
Số tài sản bị đe dọa vào năm 2005: 416,3 tỷ USD
Số tài sản dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 3.510 tỷ USD
Dân số bị đe dọa vào năm 2005: 2 triệu người
Dân số dự kiến bị đe dọa vào năm 2070: 4,8 triệu người
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Arizona, vào năm 2100, việc nước biển dâng sẽ đe dọa 180 thành phố ven biển ở Mỹ. Vịnh Mexico và vùng bờ biển phía nam Đại Tây Dương sẽ là những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Các thành phố, tiểu bang của Mỹ như Miami, New Orleans, Tampa, Florida và bờ biển Virginia sẽ có thể bị mất khoảng 10% diện tích đất liền.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.