Nửa đầu năm 2012, có 86 cây gỗ nghiến (khoảng 307,75m3 gỗ) bị đốn hạ tại ba khu rừng đặc dụng tại Bắc Cạn. |
Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 25/6, toàn quốc đã phát hiện 12.430 vụ vi phạm về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Đã xử lý 11.512 vụ (xử lý hình sự 128 vụ, xử phạt hành chính 10.384 vụ), xử phạt 123 tỷ đồng. Khai thác rừng trái pháp luật tập trung ở rừng đặc dụng tự nhiên còn nhiều gỗ có giá trị cao, vùng giáp ranh.
Cuối tuần qua, Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 1685/TTg về Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, từ cuối năm 2011 đến nay, toàn tỉnh có 134 cây gỗ nghiến với khối lượng 536 m3 bị chặt hạ. Riêng nửa đầu năm 2012, có 86 cây gỗ nghiến (khoảng 307,75m3 gỗ) bị đốn hạ tại ba khu rừng đặc dụng.
Theo ông Nông Văn Chí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, nạn chặt phá gỗ nghiến ở Ba Bể không phải mới diễn ra mà đã có từ nhiều năm nay. Ngoài Ba Bể, lâm tặc còn chặt phá ở Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc. Với hệ thống trạm kiểm soát dày đặc nhưng vì sao rừng nghiến vẫn không giữ được, gỗ vẫn được lâm tặc tập kết tại các xã lân cận và về xuôi? Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, có 3 nguyên nhân.
Thứ nhất, do lực lượng kiểm lâm vẫn còn mỏng, mỗi trạm hiện chỉ có 1-2 người. Lực lượng kiểm lâm dù có dày đặc song không thể canh giữ rừng 24/24h.
Thứ hai, lâm tặc vận chuyển gỗ bằng nhiều đường khác nhau, chúng có thể chống trả quyết liệt, đe dọa tính mạng của kiểm lâm để tẩu thoát.
Thứ ba, không loại trừ trường hợp một vài lực lượng kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc. Gỗ nghiến tuồn qua các chốt chặn của kiểm lâm là về trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn.
Ông Nông Văn Chí cũng thừa nhận, một bộ phận lâm sản lưu thông hợp pháp, một bộ phận lưu thông không hợp pháp bằng nhiều đường khác nhau hoặc có sự tiếp tay của kiểm lâm. Từ trước đến nay, chưa có chuyên án nào được thành lập để triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển gỗ nghiến trái phép.
Mới đây vào 25/6, UBND tỉnh đã họp chỉ đạo Công an tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan nội chính huyện Ba Bể lập chuyên án đấu tranh về việc khai thác trái phép gỗ nghiến trong thời gian vừa qua, đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật, tổ chức bộ phận chuyên trách tăng cường lực lượng cho các địa bàn trọng yếu.
Từ trước tới nay chưa có công trình khoa học, dự án nào đánh giá trữ lượng gỗ nghiến của Bắc Kạn nói chung, Vườn quốc gia Ba Bể nói riêng. Để bảo vệ rừng gỗ nghiến, không nên chỉ phó thác cho kiểm lâm, mà việc giao khoán, cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý rừng cho chính quyền, người dân địa phương rất cần thiết.
Một đại biểu của Bắc Kạn nêu vấn đề: Tiếp tay cho lâm tặc chính là đồng bào dân tộc thiểu số, những người dân sinh sống trên địa bàn có rừng. Rừng cây gỗ nghiến ở gần nhà dân, người nơi khác không dám đến khai thác mà họ đến thuê người dân tại chỗ chặt phá. Chúng tung tiền ra thuê đồng bào với giá từ 200 nghìn đồng đến 500.000 đồng cho mỗi ngày công chặt phá. Những người dân nghèo luôn đặt câu hỏi: “Giữ rừng cho nhà nước thì dân được gì?” Trong khi tiếp tay cho lâm tặc thì dân có tiền tiêu, vì vậy họ mới theo nhau giúp lâm tặc. Số tiền giao khoán bảo vệ rừng chỉ 100.000 đ/ha/năm đã là quá ít, nhưng người dân không được nhận cả, xã trích lại một phần, rồi thôn lấy một phần. Với số tiền quá ít ỏi đó thì làm sao đủ sức đối chọi lại với tiền của lâm tặc?
Hiện, đời sống của người dân sở tại trong khu vực vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể còn rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình vẫn phải sống trong các ngôi nhà tạm bợ. Tới nay chưa có thông tư hướng dẫn chính thức về việc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích cho người dân nếu giao cho họ quản lý, bảo vệ.
Do vậy, cần phải có những cơ chế, chính sách cụ thể hơn giúp đảm bảo đời sống an sinh xã hội cho các hộ dân để quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho biết, Cục Kiểm lâm đã thành lập một đoàn công tác để kiểm tra về tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép ở Bắc Kạn. Để ngăn chặn triệt để cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.