Khi nền kinh tế khó khăn thì những nguy cơ dẫn đến tranh chấp thương mại lại càng trở nên hiện hữu. “Những cảnh báo về các tranh chấp thương mại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế” là vấn đề được Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN (VIAC) đặt ra với mong muốn các DN nên chủ động và sẵn sàng đối mặt với các tranh chấp thương mại.
M ất khả năng thanh toán, mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ thương mại, nghĩa vụ tài chính… buộc các DN và nhà đầu tư phải vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng là những hiện tượng khá phổ biến, thời gian gần đây.
Mặc dù, chưa có những con số thống kê cụ thể về tình trạng tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, theo cảnh báo của VIAC, tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đã kéo theo tình trạng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch thương mại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp trong nội bộ các DN. Nền kinh tế thế giới khó khăn. Khu vực DN FDI cũng lãnh chịu phản ứng dây truyền một cách rõ rệt. Ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, trong lĩnh vực đầu tư FDI, từ năm 2007 đến nay, tổng vốn đăng ký của các nhà đầu tư FDI chưa được giải ngân khoảng 100 tỉ USD. Điều này đã dẫn tới tình trạng một số dự án bị hủy bỏ, đình hoãn, rút giấy phép... Rất nhiều diện tích đất nằm trong quy hoạch rơi vào tình trạng quy hoạch “treo”. Nguy cơ tranh chấp giữa chính quyền địa phương với nhà đầu tư nước ngoài, giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư FDI với người nông dân bị thu hồi đất đang phát sinh.
Mặt khác, tranh chấp thương mại giữa chủ DN FDI với người lao động, chủ nợ và các bên liên quan cũng có dấu hiệu gia tăng do tình trạng một số DN FDI phá sản, đóng cửa. Chủ sở hữu và người quản lý bỏ về nước.
Chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch cũng ngày càng tăng, sự tranh chấp thương mại giữa quốc gia với quốc gia cũng xảy ra rất nhiều. |
Không chỉ có sự tranh chấp thương mại trong nước, chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch cũng ngày càng tăng, sự tranh chấp thương mại giữa quốc gia với quốc gia cũng xảy ra rất nhiều. Luật sư Châu Huy Quang - Trọng tài viên của VIAC cho biết, các tranh chấp thương mại trong thực hiện hợp đồng kinh tế thường phổ biến ở một số lĩnh vực như: xây dựng bất động sản, tài chính tín dụng, mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại, hợp tác đầu tư... Các tranh chấp này thường biểu hiện qua việc DN thoái thác nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, “hợp thức hóa” việc bất tuân thủ hợp đồng. Để ngăn ngừa các tranh chấp, LS Quang khuyên các DN nên điều tra cẩn trọng tình hình tài chính của đối tác; cần xây dựng chế tài và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, đặt cọc, thế chấp...; đánh giá và loại bỏ các căn cứ mà đối tác có thể thoái thác nghĩa vụ...
Chủ động tính toán mọi tình huống để đề ra phương án xử lý tranh chấp thương mại ngay từ giao kết hợp đồng thương mại là lời khuyên của ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia VN. Theo ông Quốc Anh, nhận diện tranh chấp thương mại để phòng ngừa cũng là một phần của hoạt động kinh doanh.
Không ai muốn có tranh chấp. Tuy nhiên, khi tranh chấp đã xảy ra thì lựa chọn hình thức giải quyết tốt nhất, ít thiệt hại nhất cũng là điều DN cần tính toán. Ông Phan Chí Hiếu - Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho rằng, so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã trở thành phương thức được ưa chuộng nhất trên thế giới. Lợi thế của trọng tài chính là giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác, ít ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh, uy tín của các bên. Đáng lưu ý hơn cả, việc xét xử bằng trọng tài đã được công nhận thi hành trên 144 quốc gia là thành viên của “Công ước New York năm 1958”.
Theo LS Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch VIAC, xét xử bằng hình thức trọng tài có nhiều ưu thế hơn hình thức xét xử qua tòa án là chỉ qua 1 lần và với thủ tục đơn giản. Thực tế, các vụ xét xử của VIAC thời gian qua chỉ mất tối đa 5 tháng.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.