Hồi cuối năm 2011, phóng viên của một tờ báo ở Trung Quốc đã thâm nhập vào bên trong một cơ sở sản xuất thịt xông khói tại Đông Quản (Quảng Đông – Trung Quốc). Những hình ảnh ghi lại cho thấy, trên nền nhà bày la liệt các loại thịt lợn đã biến màu, bốc mùi hôi thối. Hơn chục công nhân dùng dao cắt thịt thành dải để làm thịt lợn xông khói, trong điều kiện vệ sinh không được đảm bảo.
Ngoài ra, chuyên gia còn khuyến cao, trichlorfon là một thành phần trong thuốc trừ sâu, xét riêng trichlorfon cũng có độc tính, nhưng khi cho vào thuốc trừ sâu đã xảy ra quá trình thủy phân kiềm thì độc tính rất mạnh, do đó không được phép thêm vào thực phẩm khi chế biến.
2. Muối sản xuất từ chất thải sản xuất thuốc trừ sâu
Hồi đầu năm nay, cảnh sát tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã phát hiện cơ sở sản xuất muối ăn từ chất thải rắn sản xuất từ thuốc trừ sâu. Sản phẩm muối của cơ sở này đã được bán ra thị trường với cái mác muối ăn. Khoảng hơn 14.000 tấn muối ăn giả này đã được bán ra ở 12 tỉnh thành phố của Trung Quốc đại lục kể từ năm 2009 đến thời điểm bị bắt. Ba kẻ cầm đầu đã mua chất thải từ nơi sản xuất thuốc trừ sâu ở nhà máy hóa chất nằm trên địa bàn Trấn Giang (Giang Nam – Trung Quốc).
Ông Wang Jianhua – Chuyên gia về dư lượng thuốc trừ sâu thuộc văn phòng kiểm dịch và kiểm tra xuất nhập cảnh Sơn Đông cho rằng: “Chất đó có thể gây tiêu chảy, các vấn đề về đường tiêu hóa, suy giảm chức năng tim mạch. Nhưng các thí nghiệm trên động vật cho thấy, hóa chất này không tích lũy trong cơ thể động vật và không gây dị tật hay ung thư”.
3. Đậu đũa bị tiêu hủy do chứa thuốc trừ sâu
Cũng trong thàng 2/2012, cơ quan chức năng Hồ Nam (Trung Quốc) đã tiêu hủy 3,5 tấn đậu đũa sau khi phát hiện số đậu này chứa dư lượng isocarbophos vượt ngưỡng cho phép và cấm bán 25 tấn đậu đũa khác cũng bị nhiễm loại thuốc trừ sâu này ra thị trường. Được biết, số đậu này có nguồn gốc từ đảo Hải Nam.
4. Lê chứa thuốc trừ sâu
Hồi thàng 5 vừa qua, một số tờ báo dẫn lời ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay đã phát hiện một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng Endosulfan (đây là hoạt chất đã cấm sử dụng ở Việt Nam).
5. Hoa quả, rau chứa thuốc trừ sâu
Hồi tháng 9/2009, một báo cáo của Ban dư lượng thuốc trừ sâu (Ủy ban Sức khỏe và An Toàn châu Âu) cho thấy, táo, đậu Hà Lan và nho bảo quản thuốc trừ sâu vượt chuẩn cho phép. Còn trong rau và hoa quả nhập khảu chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn. Theo tính toán cứ 70 quả lê và táo thì có một quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, hay năm củ khoai lang có một củ chứa dư lượng thuốc trừ sâu hơn mức quy định.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.