Nhiều khó khăn “níu chân” doanh nghiệp xuất khẩu
Mặc dù xuất khẩu quý I/2012 đã xuất hiện nhiều điểm sáng từ những ngành mũi nhọn, tuy nhiên những khó khăn về thị trường và lãi suất vẫn đang “níu chân” các doanh nghiệp.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Mặc dù xuất khẩu quý I/2012 đã xuất hiện nhiều điểm sáng từ những ngành mũi nhọn, tuy nhiên những khó khăn về thị trường và lãi suất vẫn đang “níu chân” các doanh nghiệp.
Nhập siêu giảm dần
Theo số liệu của liên Bộ Công Thương, trong tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước 9,15 tỷ USD, tăng 10,24% so với tháng 2, tính chung quý I/2012 thì kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 24,52 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ 2011.
Có 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, dầu thô, dệt may, da giày, máy vi tính, sản phẩm điện tử, diện thoại các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt được đà tăng trưởng về lượng gồm chè các loại (22,6%), cao su tăng 37,6%, hạt tiêu tăng 11,7%, nhân điều tăng 17%.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như gạo giảm 42,5% về lượng và 42,5% về trị giá, cà phê giảm 10% về lượng và giảm 12% về trị giá, sắn giảm 10% về lượng và giảm 18,5% về trị giá.
Về nhập khẩu, tốc độ đã tăng chậm lại, tháng 2 tăng 24,4%, tháng 3 tăng 8,4%. Tính chung 3 tháng chỉ tăng 6,9%. Trong đó, có một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước, như bông giảm tới 36,6%, sợi, vải giảm với tốc độ 2 chữ số, ôtô giảm 32,4%, xăng dầu giảm gần 20%, xe máy giảm 9,3%...
Những dấu hiệu trên đã tác động tích cực đến bức tranh nhập siêu quý I/2012, cụ thể, tháng 1 đã xuất siêu khoảng 172 triệu USD, tháng 2 nhập siêu 279 triệu USD và tháng 3 nhập siêu nhẹ. Tính chung 3 tháng, nhập siêu khoảng 251 triệu USD, bằng khoảng 7,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, bên cạnh mặt tích cực của các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, còn có nguyên nhân cần được cảnh báo. Đó là do sự suy giảm nhu cầu ở trong nước, bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng, điều này khiến nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu đã giảm và có thể tác động đến tăng trưởng sản xuất, kinh doanh trong chu kỳ sau.
Nhiều khó khăn vẫn “níu kéo”
Mặc dù đạt được những kết quả trên, nhưng tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012 và triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2012 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 27/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp và đại diện Hiệp hội ngành hàng đều tỏ ra băn khoăn khi áp lực giảm giá và lãi suất vay cao vẫn là những khó khăn trực diện đối với hoạt động xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, doanh nghiệp ngành bông sợi không kịp trở tay khi giá nguyên liệu diễn biến tăng giảm thất thường ảnh hưởng đến giá thành phẩm đầu ra và cạnh tranh của ngành này.
Riêng với Gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện cũng đang đối diện với nhiều thách thức do biến động về giá. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, có thể khẳng định, ngành lúa gạo xuất khẩu vẫn có thể ổn định, số lượng hợp đồng đã kí tăng cao hơn 20% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, bản thân mặt hàng lúa gạo trong 3 tháng đầu năm có suy giảm về lượng và trị giá, “Nếu Việt Nam giảm 42,5% thì Thái Lan cũng rơi vào cảnh sụt giảm 58%, Mỹ giảm 30%,” ông Phong dẫn chứng.
Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn nhất mà đại diện hiệp hội ngành hàng cùng các doanh nghiệp kiến nghị đều tập trung về vốn, mặc dù theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước lãi suất đã giảm, nhưng theo ý kiến của ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch hiệp hội Điều Việt Nam, lãi suất cần kéo về mức 12%/năm thì doanh nghiệp mới có thể “sống nổi” trong tình hình hiện nay.
Theo lý giải của ông Học, với mức lãi suất như hiện tại doanh nghiệp không thể cầm cự, nhất là trong lúc hàng tồn kho lớn, giá bán hàng giảm, riêng đối với mặt hàng nhân điều giá đã giảm 25% so với những tháng cuối năm 2011.
“Hiện 40% doanh nghiệp ngành điều đang gặp cảnh khó khăn về vốn, một số doanh nghiệp rơi vào cảnh đến kỳ trả nợ ngân hàng nhưng không có tiền, vì chưa bán được hàng và ngành điều hiện đang cần 6.000 tỷ đồng để mua 350.000 tấn nguyên liệu đáp ứng cho mùa vụ sản xuất năm nay,” ông Học kiến nghị.
Tại buổi giao ban, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyên Thành Biên cũng nhận định, khủng hoảng kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã tác động mạnh đến xuất khẩu Việt Nam.
Từ đầu năm 2012, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng đã có xu hướng giảm sau khi tăng mạnh ở năm 2011, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Bởi các doanh nghiệp mua nguyên liệu lúc giá cao, giờ không bán được hàng dẫn đến hàng tồn kho lớn, thiếu vốn cho sản xuất. Nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản khó có khả năng tăng trưởng cao thêm.
Cũng theo thứ trưởng, về sức tiêu thụ thị trường và giá cả hàng hóa như hiện nay thì để đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 13% trong năm 2012 mà Quốc hội đã thông qua sẽ không phải là chuyện dễ dàng.
Do vậy, để đạt chỉ tiêu của ngành và duy trì sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp các ngành nghề cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững sản xuất kinh doanh. Các Hiệp hội cần nghiên cứu các giải pháp để tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp thành viên.
Được biết, trong chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 mà Bộ Công Thương xây dựng sẽ hình thành mới những sản phẩm, nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của 5 năm 2011-2015.
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại năm nay sẽ tập trung cho các chương trình lớn, mang tầm quốc gia tới các thị trường nhập khẩu lớn, có nhiều tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam, kết hợp thông tin, quảng bá thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế và phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử; đẩy nhanh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại, thương mại phi giấy tờ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí giao dịch.
Riêng về nhập khẩu, sẽ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu để chiếm lĩnh dần thị trường trong nước đồng thời đề ra các chính sách khuyến khích mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng các điều kiện thuận lợi từ các cam kết, thỏa thuận kinh tế - thương mại quốc tế, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Nhập siêu giảm dần
Theo số liệu của liên Bộ Công Thương, trong tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước 9,15 tỷ USD, tăng 10,24% so với tháng 2, tính chung quý I/2012 thì kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 24,52 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ 2011.
Có 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, dầu thô, dệt may, da giày, máy vi tính, sản phẩm điện tử, diện thoại các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt được đà tăng trưởng về lượng gồm chè các loại (22,6%), cao su tăng 37,6%, hạt tiêu tăng 11,7%, nhân điều tăng 17%.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như gạo giảm 42,5% về lượng và 42,5% về trị giá, cà phê giảm 10% về lượng và giảm 12% về trị giá, sắn giảm 10% về lượng và giảm 18,5% về trị giá.
Về nhập khẩu, tốc độ đã tăng chậm lại, tháng 2 tăng 24,4%, tháng 3 tăng 8,4%. Tính chung 3 tháng chỉ tăng 6,9%. Trong đó, có một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước, như bông giảm tới 36,6%, sợi, vải giảm với tốc độ 2 chữ số, ôtô giảm 32,4%, xăng dầu giảm gần 20%, xe máy giảm 9,3%...
Những dấu hiệu trên đã tác động tích cực đến bức tranh nhập siêu quý I/2012, cụ thể, tháng 1 đã xuất siêu khoảng 172 triệu USD, tháng 2 nhập siêu 279 triệu USD và tháng 3 nhập siêu nhẹ. Tính chung 3 tháng, nhập siêu khoảng 251 triệu USD, bằng khoảng 7,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, bên cạnh mặt tích cực của các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, còn có nguyên nhân cần được cảnh báo. Đó là do sự suy giảm nhu cầu ở trong nước, bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng, điều này khiến nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu đã giảm và có thể tác động đến tăng trưởng sản xuất, kinh doanh trong chu kỳ sau.
Nhiều khó khăn vẫn “níu kéo”
Mặc dù đạt được những kết quả trên, nhưng tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012 và triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2012 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 27/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp và đại diện Hiệp hội ngành hàng đều tỏ ra băn khoăn khi áp lực giảm giá và lãi suất vay cao vẫn là những khó khăn trực diện đối với hoạt động xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, doanh nghiệp ngành bông sợi không kịp trở tay khi giá nguyên liệu diễn biến tăng giảm thất thường ảnh hưởng đến giá thành phẩm đầu ra và cạnh tranh của ngành này.
Riêng với Gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện cũng đang đối diện với nhiều thách thức do biến động về giá. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, có thể khẳng định, ngành lúa gạo xuất khẩu vẫn có thể ổn định, số lượng hợp đồng đã kí tăng cao hơn 20% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, bản thân mặt hàng lúa gạo trong 3 tháng đầu năm có suy giảm về lượng và trị giá, “Nếu Việt Nam giảm 42,5% thì Thái Lan cũng rơi vào cảnh sụt giảm 58%, Mỹ giảm 30%,” ông Phong dẫn chứng.
Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn nhất mà đại diện hiệp hội ngành hàng cùng các doanh nghiệp kiến nghị đều tập trung về vốn, mặc dù theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước lãi suất đã giảm, nhưng theo ý kiến của ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch hiệp hội Điều Việt Nam, lãi suất cần kéo về mức 12%/năm thì doanh nghiệp mới có thể “sống nổi” trong tình hình hiện nay.
Theo lý giải của ông Học, với mức lãi suất như hiện tại doanh nghiệp không thể cầm cự, nhất là trong lúc hàng tồn kho lớn, giá bán hàng giảm, riêng đối với mặt hàng nhân điều giá đã giảm 25% so với những tháng cuối năm 2011.
“Hiện 40% doanh nghiệp ngành điều đang gặp cảnh khó khăn về vốn, một số doanh nghiệp rơi vào cảnh đến kỳ trả nợ ngân hàng nhưng không có tiền, vì chưa bán được hàng và ngành điều hiện đang cần 6.000 tỷ đồng để mua 350.000 tấn nguyên liệu đáp ứng cho mùa vụ sản xuất năm nay,” ông Học kiến nghị.
Tại buổi giao ban, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyên Thành Biên cũng nhận định, khủng hoảng kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã tác động mạnh đến xuất khẩu Việt Nam.
Từ đầu năm 2012, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng đã có xu hướng giảm sau khi tăng mạnh ở năm 2011, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Bởi các doanh nghiệp mua nguyên liệu lúc giá cao, giờ không bán được hàng dẫn đến hàng tồn kho lớn, thiếu vốn cho sản xuất. Nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản khó có khả năng tăng trưởng cao thêm.
Cũng theo thứ trưởng, về sức tiêu thụ thị trường và giá cả hàng hóa như hiện nay thì để đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 13% trong năm 2012 mà Quốc hội đã thông qua sẽ không phải là chuyện dễ dàng.
Do vậy, để đạt chỉ tiêu của ngành và duy trì sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp các ngành nghề cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững sản xuất kinh doanh. Các Hiệp hội cần nghiên cứu các giải pháp để tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp thành viên.
Được biết, trong chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 mà Bộ Công Thương xây dựng sẽ hình thành mới những sản phẩm, nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của 5 năm 2011-2015.
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại năm nay sẽ tập trung cho các chương trình lớn, mang tầm quốc gia tới các thị trường nhập khẩu lớn, có nhiều tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam, kết hợp thông tin, quảng bá thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế và phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử; đẩy nhanh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại, thương mại phi giấy tờ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí giao dịch.
Riêng về nhập khẩu, sẽ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu để chiếm lĩnh dần thị trường trong nước đồng thời đề ra các chính sách khuyến khích mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng các điều kiện thuận lợi từ các cam kết, thỏa thuận kinh tế - thương mại quốc tế, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Đức Duy (Vietnam+)