• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Taxi sẽ tăng giá thêm 1000 đồng/km

    Hiệp hội Taxi Hà Nội đã nhận được hơn mười kiến nghị của các doanh nghiệp taxi về điều chỉnh tăng giá cước như: taxi Mê Kông, taxi Vạn Xuân... bởi mức tăng giá xăng dầu lần này, nhiều doanh nghiệp nêu vấn đề cần tăng cước từ 500 - 1.000 đồng/km.

    Hiệp hội Taxi Hà Nội đã nhận được hơn mười kiến nghị của các doanh nghiệp taxi về điều chỉnh tăng giá cước như: taxi Mê Kông, taxi Vạn Xuân... bởi mức tăng giá xăng dầu lần này, nhiều doanh nghiệp nêu vấn đề cần tăng cước từ 500 - 1.000 đồng/km.

    Hiệp hội Taxi Hà Nội đã nhận được hơn mười kiến nghị của các doanh nghiệp taxi về điều chỉnh tăng giá cước như: taxi Mê Kông, taxi Vạn Xuân... bởi mức tăng giá xăng dầu lần này, nhiều doanh nghiệp nêu vấn đề cần tăng cước từ 500 - 1.000 đồng/km.

    Sau khi giá xăng tăng thêm 2.100 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít, dầu diesel tăng 1.000 đồng/lít lên mức 21.400 đồng/lít, ngay lập tức doanh nghiệp vận tải cũng tính toán chuẩn bị tăng giá cước để bù đắp cho chi phí về nhiên liệu.

    Giám đốc Công ty vận tải Kim Lợi Minh, cho biết chắc chắn công ty ông sẽ phải tăng giá cước, bởi chi phí nhiên liệu của ngành vận tải đã chiếm từ 45-50% giá thành vận tải. Giám đốc Công ty Giao nhận Vận tải Hải Dương cũng khẳng định, mức tăng giá cước sẽ tương đương với mức tăng giá xăng dầu, tức là khoảng 10%.

    Đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng taxi, việc giá xăng tăng cũng buộc các doanh nghiệp này phải tăng giá cước theo. Lãnh đạo Tập đoàn Mai Linh cho biết giá xăng dầu tăng buộc hãng phải tăng giá cước taxi thêm 6%, hiện công ty chuẩn bị gửi bản kê khai điều chỉnh giá cước cho các cơ quan chức năng của TPHCM, sau 3 ngày gửi văn bản công ty sẽ áp dụng giá cước mới.

    Các doanh nghiệp vận tải hành khách tại bến xe miền Đông đến thời điểm này vẫn áp dụng giá cước cũ. Tuy nhiên, Phó giám đốc Bến xe miền Đông cho biết, việc tăng giá cước có thể sẽ được các doanh nghiệp thực hiện sau 1 tuần nữa. Mức tăng có thể chỉ từ 10% trở xuống.

    Trong khi đó theo ông Nguyễn Hồng Minh, phó chủ tịch hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, hiệp hội đã nhận được hơn mười kiến nghị của các doanh nghiệp taxi về điều chỉnh tăng giá cước như: taxi Mê Kông, taxi Vạn Xuân... bởi mức tăng giá xăng dầu lần này, theo ông Minh, được các doanh nghiệp phản ánh là "quá sốc", nhiều doanh nghiệp nêu vấn đề cần tăng cước từ 500 - 1.000 đồng/km.

    Tuy nhiên, theo tôi, phải có tính toán kỹ, xem chi phí xăng dầu chiếm bao nhiêu phần trăm giá đầu vào để có mức tăng hợp lý. Riêng với doanh nghiệp của tôi (taxi Nguyễn Minh), tôi đã giao các bộ phận liên quan tính toán. Trong khi chờ kết quả, chúng tôi đã trích quỹ cơ quan để hỗ trợ cho lái xe 400 đồng/km có khách để chia sẻ khó khăn với tài xế", ông Minh nói.

    Trong khi đó, ông Đinh Văn Sáu, chủ tịch hội đồng quản trị công ty taxi Hương Lúa cho hay, đơn vị đang tính toán và phải mất ít nhất 3 - 5 ngày để niêm yết được giá cước mới. Theo ông Sáu, trước mắt, để đối phó với chuyện tăng giá xăng, doanh nghiệp vận động tài xế tiết kiệm như tắt máy điều hoà khi chạy một mình; tính toán điểm dừng đỗ hợp lý để tiết kiệm tối đa việc di chuyển rỗng (đón khách). Phó tổng giám đốc công ty taxi Mai Linh Đông Bắc bộ - Đào Vũ Minh Tuấn cho biết, trong tuần này, ban lãnh đạo sẽ họp để quyết định mức giá tăng chung.

    Sáng ngày 8.3, ông Tạ Long Hỷ, chủ tịch hiệp hội Taxi TP.HCM (cũng là lãnh đạo hãng taxi Vinasun) cho biết, chiều ngày 8.3, hiệp hội Taxi TP.HCM sẽ họp và thống nhất chủ trương sẽ điều chỉnh giá cước cho phù hợp với giá xăng dầu vừa tăng. Còn tăng bao nhiêu, tăng vào thời gian nào do từng doanh nghiệp quyết định. "Không tăng giá cước làm sao chúng tôi chịu nổi", ông Hỷ nói.

    Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô VN,  xăng tăng giá 10% thì giá cước vận tải sẽ tăng tương ứng ở mức 5% và dầu diezel tăng mức 5% thì giá cước vận tải tăng 2%. Chắc chắn sẽ tác động đến hoạt động vận tải của các DN. Tuy nhiên với phương tiện vận tải sử dụng dầu diezel thì có lẽ không phải tăng cước, do mức tăng thấp, nhưng với DN taxi chủ yếu dùng xăng, khó tránh được việc tăng giá.Theo ông Hùng, có thể xe tải và xe khách sẽ tăng giá trước vì thủ tục đơn giản hơn, còn taxi phải tuần sau vì cần thời gian kiểm định lại đồng hồ tính cước.

    Trao đổi với VietNamNet một số DN taxi tại Hà Nội cho biết, với việc tăng giá xăng 10% thì theo tính toán cước taxi sẽ phải tăng thêm 500 đồng/km mới tương đương. Sắp tới các DN taxi chắc chắn sẽ tăng giá. Thời gian vừa qua hàng loạt hãng taxi đã gặp khó khăn về tài chính, lãi suất ngân hàng cao. Xăng tăng lần này càng khiến hoạt động của taxi thêm khó khăn.

    Theo ông Nuyễn Văn Khởi, giám đốc Công ty CP Du lịch và Vận tải Vy Linh, có trụ sở tại Yên Nghĩa Hà Đông kinh doanh dịch vụ taxi thì với dịch vụ taxi, muốn tăng giá cũng không phải dễ. Theo quy định, nếu muốn tăng cước, các hãng taxi thì với taxi, muốn tăng giá ngay cũng không được trình Sở giao thông vận tải, Sở tài chính, cơ quan thuế, sau đó chờ trung tâm kiểm định tháo niêm chì để lập trình lại hệ thống thanh toán tự động. Trong thời gian chưa được các cơ quan chức năng cho phép tăng cước, các hãng taxi vẫn phải  chấp nhận chịu lỗ bằng cách bù lỗ tiền xăng cho các lái xe.

    Còn với chuyên chở khách du lịch, ông Trần Anh giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Hoàng Mai (Thanh Xuân Hà Nội) cho biết  kinh tế khó khăn, số lượng người đi du lịch, lễ hội giảm hẳn dẫn đến muốn  tăng giá vận chuyển cũng khó khăn. Dù giá xăng tăng cao, nhưng giá cước khó tăng mạnh bởi cạnh tranh gay gắt giữa các DN. Cứ phải nhìn nhau, nếu các DN cùng tăng thì sẽ tăng theo, nếu tự ý tăng rất dễ mất khách. Hoạt động vận chuyển khách du lịch thời gian qua đã khó khăn nay sẽ gặp khó khăn hơn.

    (VEF)