Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Thuật ngữ viêm đường tiết niệu chỉ các tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu trên: viêm thận bể thận và ở đường tiết niệu dưới: viêm bàng quang. Khi trẻ có sốt, đái buốt, đái dắt, đái đục và cấy nước tiểu có vi khuẩn thì được gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.
Tỷ lệ bệnh thay đổi theo lứa tuổi và giới tính.
Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là E. Coli. Liên cầu và tụ cầu ít gặp hơn nhưng nếu có thì bệnh rất nặng.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh theo đường ngược dòng và đường máu.
Các nguyên nhân thuận lợi là dị dạng bẩm sinh và sỏi đường tiết niệu.
Khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu thì bắt buộc phải dùng kháng sinh. Nên dùng kháng sinh hướng về diệt vi khuẩn gram âm. Có thể chọn nhóm cephalosporin thế hệ 3 với các biệt dược: cefepim, cefoperazol, cefotaxim, ceftriaxon, cefazolin, cefatrizin... theo đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt với liều phù hợp với cân nặng, tuổi.
Cephalosporin tác dụng trên thành vi khuẩn, thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn. Với liều cao thuốc ít độc và ít tác dụng phụ.
Với trẻ em bị nhiễm khuẩn tiết niệu, phải rất thận trọng khi chỉ định kháng sinh nhóm aminosid (gentamycin, kanamycin...) vì rất độc cho thận, thần kinh thính giác, thần kinh thị giác, chống chỉ định kháng sinh nhóm fluoroquinolon vì ảnh hưởng xấu tới sụn xương và độc thận.
Trong thể viêm đường tiết niệu chỉ viêm bàng quang đơn thuần, có thể chọn cotrimazol với biệt dược bactrim, biseptol là thuốc phối hợp sulfamethazol (SMZ) với trimethoprim (TM). Viên nén dùng cho trẻ em có hàm lượng SMZ 100mg + TM 20mg. Chỉ định liều phụ thuộc vào tuổi, giới, cân nặng. Khi dùng thuốc này cần cho trẻ uống nhiều nước.
Việc phòng viêm đường tiết niệu cho trẻ em cần được bố mẹ trẻ quan tâm. Việc vệ sinh đúng cách vùng hội âm, đáy chậu, hậu môn nên phổ biến rộng rãi cho các bà mẹ. Ví dụ rửa, lau vùng đó nên thực hiện theo chiều trước - sau, không nên tiến hành theo chiều ngược lại vì có thể gây nhiễm bẩn. Hàng ngày cho các cháu uống đủ nước. Nếu cháu bị đái dầm, hẹp bao quy đầu, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần điều trị tốt, can thiệp sớm để bệnh không chuyển thành mạn tính và suy thận.
(Theo PGS. Trần Văn Chất // Suckhoe & Ðoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.