Những bà bầu có tâm trạng thoải mái, vui vẻ là nhân tố vô cùng quan trọng hình thành tính cách tích cực của trẻ. Do đó, cần đặc biệt tránh những điều làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con trong giai đoạn này.
1. Buồn bực, cáu kỉnh
Trong thời gian thai nghén, bà bầu thường có cảm giác buồn nôn khó chịu, tâm trạng buồn bực bất an, cáu kỉnh, nóng giận thất thường. Nguyên nhân là do các bà bầu quá lo lắng về cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe thai nhi…
Lời khuyên: Lúc này, các ông chồng là liều thuốc an thần hữu hiệu, luôn bên cạnh động viên, chăm sóc vợ sẽ phần nào giảm bớt nỗi lo lắng, buồn bực đó.
Tốt nhất tránh những tin xấu (chồng ngoại tình, người thân tai nạn…). Thai phụ cần giữ tinh thần ổn định, tâm lý luôn ở trạng thái cân bằng. Có như vậy thai nhi mới có cơ hội phát triển tốt ngay từ những ngày đầu hình thành.
2. Lo lắng thái quá
Có nhiều bà mẹ vì muốn cho thai nhi phát triển hoàn hảo nhất mà không ngừng lo lắng, luôn dựa vào sách vở để chăm sóc thai nhi một cách quá kĩ lưỡng mà không mảy may cân nhắc điểm lợi hại, dẫn đến sao nhãng việc chăm sóc sức khỏe của chính mình, luôn để mình chìm trong sự lo lắng, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới stress, vô cùng hại sức khỏe mẹ và bé.
Lời khuyên: Thai phụ nên tham gia những hoạt động nhẹ nhàng, tốt nhất nên có chồng hay bạn thân cùng tham gia để hạn chế lỗi lo cho thai nhi, giữ tinh thần thoải mái, thanh thản.
3. Đau khổ, khóc nhiều
Vì lý do “ông ăn chả” trong thời gian vợ bầu bí hay những lo lắng về vật chất…dễ làm thai phụ xúc động, gây mất ngủ, chán ăn, khóc nhiều, dây thần kinh thực vật bị láo loạn, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Lời khuyên: Nên tránh tuyệt đối những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, họ hàng. Thường xuyên tổ chức những cuộc xum họp gia đình vui vẻ, để thai phụ thấy mình được quan tâm. Đặc biệt, người chồng nên xác định tinh thần “xa vợ” trong thời gian này, tuy nhiên không được có ý nghĩ ngoại tình mà ngược lại nên chăm sóc cho vợ chu đáo hơn.
4. Dựa dẫm, ỷ lại
Do muốn được chồng chăm sóc, luôn nhận được sự quan tâm cao nhất của người thân, nhiều thai phụ nảy sinh tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không tự thân vận động. Những người này, khi gặp phải những sự cố nhỏ cũng thấy sợ hãi, không làm chủ được bản thân, dẫn đến lo lắng, buồn bực, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi.
Lời khuyên: Dù trong kỳ bầu bí tâm trạng thai phụ khó chịu đến đâu cũng nên học cách tự điều chỉnh và cân bằng bản thân, tránh dựa dẫm, ỷ lại thái quá.
5. Nóng nảy, hấp tấp
Nhiều người trong quá trình thai nghén nóng nảy, hấp tấp đến mức hành động cũng nặng nề hơn, nặng chân nặng tay dễ gây sẩy thai. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi nóng giận, hooc-mon và chất có hại sẽ tăng đột biến trong cơ thể người mẹ, từ đó thông qua dây rốn truyền hại trực tiếp cho thai nhi.
Nếu thai phụ thường xuyên nóng nảy, hấp tấp khi mang thai 7-10 tuần đầu tiên thì đứa trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc chứng sứt môi, hở hàm ếch khá cao.
7. Đoán giới tính con
Đây chính là áp lực đến từ quan điểm của cha mẹ chồng hay tâm lý thích con trai (con gái) của người chồng. Lúc nào cũng chỉ chăm chăm cầu mong sinh con theo đúng mong ước, luôn muốn đoán biết giới tính trẻ ngay những ngày đầu tiên vô hình trung đã tạo thêm gánh nặng cho thai phụ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
8. Sợ xấu
Thân hình thon thả, gợi cảm trước kia nay đã trở nên xồ xề, béo mập khiến không ít chị em thấy lo lắng và sợ hãi. Họ sợ khi phải xuất hiện nơi đông người với cái bụng to tướng. Tâm lý tránh né này sẽ không tốt cho thai nhi khi mọi không gian sống, không gian giao tiếp bị hạn chế.
Cũng với tâm lý này, nhiều bà bầu “ăn kiêng” ngay trong thời kỳ mang thai, khiến trẻ sinh ra bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển.
Lời khuyên: Nên có chế độ ăn uống phù hợp, xác định tâm lý mang thai đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị thay đổi. Luôn lạc quan và tự tin rằng sau khi sinh, lại có thể trở lại hình dáng thon gọn, gợi cảm như trước.
9. Căng thẳng
Lần đầu sinh con, nhiều bà mẹ thường suy nghĩ quá nhiều vào quá trình sinh đẻ, sợ đau, sợ mất máu... dẫn đến căng thẳng thái quá.
Lời khuyên: Thường xuyên tập những bài thể dục tay không nhẹ nhàng, hít thở đều đặn, dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tâm trạng căng thẳng. Tránh thức khuya, làm việc nặng, sức ép tâm lý.
(Theo Tâm lý)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.