Gần đây, coenzym - Q10 (CoQ10) được quảng cáo chữa bách bệnh: tim mạch, bổ dưỡng, chống lão hóa... Vậy thực chất của thuốc này thế nào? Có đúng như những lời quảng cáo không?
Mô tim là một trong những mô chứa nhiều coenzym - Q10. |
CoQ10 là hợp chất tự nhiên, có trong ty thể tế bào động thực vật. Ở người, CoQ10 có mặt trong hầu khắp các mô, nhiều nhất trong mô tim gan, thận, tụy tạng. Trong ty thể, CoQ10 có vai trò hoạt hóa quá trình sinh năng lượng (tổng hợp ATP), sử dụng ôxy của các tế bào, rất cần thiết cho việc sinh tồn, phát triển, hoạt động của chúng. Ngoài ty thể, CoQ10 đóng vai trò chống ôxy hóa bảo vệ màng lipid tế bào, đặc biệt góp phần ngăn quá trình ôxy hóa của LDL-Cholesterol.
Có nhiều loại coenzym. Coenzym liên kết với một chất, hoạt hóa và làm cho chất đó phát huy hiệu quả. Ví dụ: liên kết với vitamin E gọi là coenzym E. CoQ10 là một trong các coenzym đó. Trong cơ thể, Co6 - Co9 chuyển thành CoQ10. Quá trình sinh tổng hợp này đòi hỏi sự có mặt của các vitamin, acid amin, các nguyên tố vi lượng
Khi nào cần bổ sung CoQ10
Cơ thể vốn có đủ CoQ10 và rất ít khi thiếu (trừ khi do di truyền). Sự giảm CoQ10 là do:
Dinh dưỡng nghèo nàn: Do thiếu acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng làm cho việc sinh tổng hợp CoQ10 bị trở ngại. Muốn bù đắp, không chỉ thụ động đưa CoQ10 từ ngoài vào mà cần chủ động cải thiện chế độ dinh dưỡng, lập lại quá trình sinh tổng hợp CoQ10 bình thường.
Nghiện rượu, thuốc lá, stress, ốm đau: Làm thay đổi quá trình chuyển hóa (trong đó có làm giảm vitamin, acid amin, vi lượng), dẫn tới giảm sinh tổng hợp CoQ10. Muốn lặp lại quá trình sinh tổng hợp bình thường phải giải quyết vấn đề nghiện ngập, bệnh tật.
Do dùng thuốc: Các chất điều trị rối loạn mỡ máu nhóm statin ức chế HMG- CoA reductase, do vậy làm giảm sinh tổng hợp CoQ10. Nếu CoQ10 bị giảm sút do dùng statin, có thể tạm thời bổ sung CoQ10.
Tuổi tác: CoQ10 đạt nồng độ cao nhất ở tuổi 20. Sau đó, giảm dần ở tuổi 30 giảm 25%, ở tuổi 39 - 43 giảm 50%. Sự suy giảm này liên quan với quá trình chuyển hóa chung. Tuổi càng tăng, viêc hấp thu vitamin, sản xuất hormon và mọi hoạt động đều giảm, nhu cầu năng lượng, tiêu thụ ôxy cũng giảm theo. Đây là sự giảm sinh lý, không riêng gì CoQ10 mà cũng có sự giảm tương tự một số chất khác. Chẳng hạn, hormon tăng trưởng giảm từ tuổi 30, testosteron từ tuổi 20 trở đi mỗi năm giảm 1 -2%, estrogen giảm mạnh từ tuổi 40. Sự giảm này không gây biến cố nghiêm trọng mà chỉ làm già hóa cơ thể. Đã có những nghiên cứu bổ sung các chất này nhằm mục đích chống lão hóa nhưng hiệu quả rất hạn chế, thất thường. Trái lại dùng lâu dài có khi còn gây hại. Ví dụ: hormon tăng trưởng có thể gây chứng to ngực, hội chứng ống cổ tay, khối u giả trong não; testosteron gây phì đại tuyền liệt tuyến; estrogen làm tăng ung thư nội mạc tử cung, gây huyết khối. Có thể là do việc thêm vào cơ thể một cách cơ học như thế, không thể làm thay đổi sự hoạt động hài hòa tinh tế của các chất nội sinh. Tương tự như vậy, chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh là dùng CoQ10 thì chống được lão hóa và cũng chưa có nghiên cứu nào về tác hại do bổ sung chúng.
Khả năng chống ôxy hóa và hỗ trợ trong điều trị suy tim
Gốc tự do gây ra phản ứng ôxy hóa làm hư hỏng tế bào, sinh ra các chất gây ung thư (như nitrosoamin). CoQ10 tan được vào màng tế bào nên góp phần bảo vệ màng lipid tế bào và góp phần ngăn ngừa ung thư. Nói là góp phần bảo vệ và ngăn ngừa vì còn nhiều yếu tố gây hại màng lipid tế bào, gây ung thư khác và vì một khi tế bào bị hư hỏng, bị ung thư thì không thể dùng CoQ10 để đảo ngược lại tình hình, nghĩa là không dùng CoQ10 điều trị hay hỗ trợ điều trị.
CoQ10 có nhiều trong mô tim (theo một số tài liệu, nồng độ gấp 10 lần trong một số mô khác). Các nghiên cứu cho biết, người bị bệnh tim mạch thì CoQ10 bị giảm sút (cao nhất là giảm 75%) làm cho khả năng tạo năng lượng, sử dụng ôxy của tế bào cơ tim giảm sút. Dùng CoQ10 đều đặn có thể cải thiện được một số triệu chứng trong một số bệnh tim (giảm phù gan, sung huyết, giảm đánh trống ngực, cải thiện cung lượng tim, phân suất tống máu). Do thế, dùng CoQ10 hỗ trợ điều trị suy tim, chứ không phải là để phòng ngừa hay điều trị suy tim.
Cholesterol xấu (LDL-C) bị ôxy hóa thành các hạt mỡ li ti bám vào thành mạch gây xơ vữa. Trong cơ thể, có nhiều yếu tố nội sinh chống lại sự ôxy hóa ấy mà CoQ10 chỉ là một trong các yếu tố đó (do chống lại gốc tự do). Do vậy, không thể dùng CoQ10 để phòng trước bệnh xơ vữa mạch. Khi bị xơ vữa mạch cần dùng thuốc đặc trị, nếu thiếu CoQ10 có thể bổ sung hỗ trợ tạm thời. Không thể xem CQ10 là thuốc phòng chữa xơ vữa mạch.
Tóm lại, người bình thường không cần bổ sung CoQ10, khi thiếu có thể bổ sung tạm thời, căn bản là phải tái lập lại việc sinh tổng hợp bình thường CoQ10, người già không nên kỳ vọng dùng CoQ10 để trẻ lại.
(Theo DS. Bùi Văn Uy // Suckhoe & Ðoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.