Trong chúng ta ai cũng đã phải dùng đến thuốc. Thế nhưng có mấy ai biết rằng khi vào cơ thể thuốc có những cách tác dụng nào?
Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân
Tác dụng tại chỗ là tác dụng của thuốc ngay tại nơi thuốc tiếp xúc. Ví dụ như các thuốc bôi ngoài da, thuốc bao bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm)... Còn tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm... Như vậy, tác dụng toàn thân của thuốc không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể mà chỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể phát huy tác dụng.
Tác dụng chính và tác dụng phụ
Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thường thấy có ghi tác dụng hoặc chỉ định điều trị của thuốc đó và tác dụng phụ của thuốc. Vậy tác dụng chính của thuốc là tác dụng để điều trị bệnh. Khi uống thuốc vào bệnh sẽ được chữa khỏi. Song bên cạnh tác dụng điều trị này, thuốc còn có thể gây nên nhiều tác dụng khác còn gọi là các tác dụng không mong muốn (ADR) do thuốc gây ra. Các ADR này có thể từ nhẹ, chỉ gây khó chịu cho người dùng như: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ... đến nặng như loét dạ dày tá tràng, tụt huyết áp, sốc phản vệ...
Ví dụ, aspirin là thuốc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau (tác dụng chính), nhưng lại gây chảy máu tiêu hóa (tác dụng không mong muốn). Các tác dụng không mong muốn này thậm chí xảy ra ở ngay liều điều trị. Vì vậy, trong điều trị người ta thường tìm cách để khắc phục tác dụng phụ và làm tăng tác dụng chính của thuốc như phối hợp thuốc, thay đổi đường dùng...
Tác dụng hồi phục và không hồi phục
Sau khi vào cơ thể làm xong "nhiệm vụ" của mình thuốc bị thải trừ. Khi đó chức phận của cơ quan lại trở về bình thường. Đó là tác dụng hồi phục của thuốc. Ví dụ, bệnh nhân cần phẫu thuật phải dùng thuốc gây mê. Sau cuộc phẫu thuật đó (sau khi thuốc mê đã thải trừ hết ra khỏi cơ thể) người bệnh lại trở lại trạng thái tỉnh táo bình thường.
Bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ của thuốc có thể hồi phục. Ví dụ, uống rifampicin trong điều trị lao, nước tiểu bệnh nhân thường có màu đỏ sẫm nhưng khi ngừng thuốc hiện tượng này sẽ hết (còn gọi là tác dụng phụ không gây nguy hiểm cho người bệnh).
Tác dụng không hồi phục nghĩa là thuốc làm mất hoàn toàn chức phận của tế bào, cơ quan. Ví dụ, cloramphenicol có tai biến gây suy tủy xương, tetracyclin gây vàng răng...
Tác dụng chọn lọc
Tác dụng chọn lọc của thuốc là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất. Digitalis gắn vào tim, não, gan, thận... nhưng với liều điều trị chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (salbutamol, ventolin) trong điều trị hen phế quản chỉ kích thích chọn lọc receptor b2 adrenergic... Chính vì tác dụng chọn lọc của thuốc này làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, tránh được nhiều tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
(Theo BS. Đinh Ngọc San // Suckhoe & Ðoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.