->> 20 động tác dưỡng sinh kinh lạc thao phần 1
PHẦN BÀI TẬP 1:
Động tác vỗ huyệt đại trùy. |
1. Vỗ huyệt đại trùy: là huyệt nằm trên đường đốc mạch, tác động vào huyệt này sẽ giúp giải phóng khí huyết đốc mạch, lưu thông khí huyết vùng đầu, mặt, cổ, vai lưng.
Tác dụng: cải thiện hội chứng vùng vai và cổ, khai thông huyệt vị này làm cho khí huyết vùng vai và cổ lưu thông, có tác dụng tốt cho các vấn đề mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiền đình, tăng cường trí nhớ…
Cách xác định huyệt: đứng thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống, phần dưới cổ gáy nổi lên u xương tròn gồ lên cao nhất là đốt sống cổ C7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.
Chuẩn bị: lấy hai tay đan ngón tay vào nhau, cùng với bàn tay tạo thành một chiếc chùy. Bản chùy gồm đoạn xương đốt bàn và đốt thứ nhất của ngón tay cái cả hai tay.
Động tác: người đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân thẳng hơi khép, cổ hơi cúi. Đưa nắm chùy lên đỉnh đầu. Dùng lực co của cẳng tay vỗ xuống huyệt đại trùy kết hợp với nhún gối.
Vỗ 4 lần 8 nhịp, vừa vỗ vừa hô (người hướng dẫn hô 1, 2, 3, 4 thì người tập hô tiếp 5, 6, 7, 8).
2.Vỗ huyệt đản trung: là huyệt chủ của đường nhâm mạch, tác động vào huyệt này sẽ giúp giải phóng khí huyết của vùng ngực, tim phổi.
Tác dụng: lưu thông khí huyết ứ trệ vùng ngực, cải thiện tình trạng khó thở, đau tức ngực, giảm căng thẳng, bực bội, khó chịu. Ổn định tim mạch, huyết áp, tăng cường trí nhớ và sự minh mẫn…
Vị trí huyệt đản trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ).
Cách xác định huyệt: tìm vị trí hõm xương ức, huyệt nằm trên hõm xương ức khoảng hai phân.
Chuẩn bị: giống như cách chuẩn bị vỗ huyệt đại trùy.
Động tác: người đứng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Đưa nắm chùy thẳng ra trước, tay thẳng. Dùng lực gấp của cẳng tay vỗ mạnh vào huyệt, kết hợp với nhún gối và hô theo nhịp.
Vỗ 4 lần 8 nhịp.
3.Vỗ huyệt thận du: là công tắc của thận ở vùng lưng.
Vị trí huyệt: dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt mệnh môn (mỗi thốn bằng chiều dài đốt giữa ngón tay trỏ).
Cách xác định huyệt: lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí trên cột sống, đó là huyệt mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên, mỗi bên khoảng 1,5 thốn, đó là cùng huyệt thận du.
Tác dụng: điều dưỡng tinh khí của thận, cải thiện tình trạng yếu sinh lý của nam và nữ, lưng gối nhức mỏi, người hay mệt, đi tiểu nhiều về đêm…
Chuẩn bị: các ngón tay chụm vào nhau, cùng với bàn tay tạo thành một chỗ lõm chứa khí. Người gập về phía trước, lưng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Đưa hai tay thẳng ra sau, chếch 45 độ so với thân người, dùng lực co cánh tay vỗ mạnh vào vùng huyệt thận du, kết hợp với nhún chân và hô theo nhịp.
Vỗ 4 lần 8 nhịp.
4. Vỗ ba kinh dương ở chân
Vị trí: mặt ngoài chân.
Tác dụng: vỗ ba kinh dương (gồm: đởm kinh, bàng quang kinh, vị kinh) là tự mình khôi phục lại cơ thể. Chị em thường xuyên vỗ ba kinh dương sẽ có được giấc ngủ ngon, xua đuổi được lão hóa, luôn giữ được thanh xuân, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, thông đại, tiểu tiện.
Chuẩn bị: như vỗ huyệt thận du.
Cách vỗ: người đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Đưa tay giang ngang bằng vai, dùng lực co cánh tay vỗ mạnh vào huyệt thận du (nhịp 1), nhịp 2 vỗ vào huyệt hoàn khiêu, nhịp 3 vỗ vào đùi, nhịp 4 vỗ vào bên trên đầu gối, nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ vào huyệt túc tam lý, nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ lần lượt ngược lên hết hông về thận du.
Vỗ 4 lần 8 nhịp.
5. Vỗ ba kinh âm ở trong chân
Vị trí: mặt trong chân.
Tác dụng: bổ huyết, sáng mắt, cải thiện các bệnh về huyết, phục hồi chức năng cân cơ, tăng cường sinh lý, điều hòa áp huyết.
Chuẩn bị: hai chân đứng rộng hơn vai, người đứng thẳng, hai tay mở rộng, bàn tay và ngón tay khum.
Động tác:
- Nhịp 1: vỗ mặt trong chân từ vùng huyệt tam âm giao (từ mắt cá trong thẳng lên khoảng 7 thốn) nhịp 1, 2, 3, 4 vỗ từ mắt cá chân lên đến đầu gối, nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ từ trên đầu gối lên đến bẹn.
- Nhịp 2: thu chân trái về, hai bàn tay áp sát nhau, nhịp 1, 2, 3, 4 vỗ ngang thắt lưng từ trái qua phải. Nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ lên trên thắt lưng 1/2 bàn tay thực hiện từ phải qua trái.
- Nhịp 3: kết hợp mở chân, nhịp 1, 2, 3, 4 vỗ từ bẹn xuống đến mắt cá chân, nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ từ mắt cá chân lên đến bẹn.
- Nhịp 4: thu chân trái về, hai bàn tay áp sát nhau, nhịp 1, 2, 3, 4 vỗ ngang thắt lưng từ trái qua phải. Nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ lên trên thắt lưng 1/2 bàn tay thực hiện từ phải qua trái.
Động tác này vỗ 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.
6. Vỗ ba kinh dương ngoài cánh tay.
Vị trí: mặt ngoài tay.
Tác dụng: nhuận tràng thông tiện, phòng các bệnh về thần kinh ngoại biên, chống bệnh phong hàn, tê nhức mỏi vai và tay…
Chuẩn bị: người đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Đưa tay trái ra trước, thẳng vuông góc với thân người. Mặt bàn tay úp xuống dưới, xoay nghiêng vào trong khoảng 45 độ. Bàn tay phải khum, úp lên lưng bàn tai trái.
Động tác:
- Cánh tay phải đưa lên khoảng 40cm, dùng lực gập cổ tay vỗ mạnh xuống mặt ngoài tay trái từ cổ tay lên đến sau vai trái. Vỗ đủ nhịp 1, 2, 3, 4 từ cổ tay lên đến cùi chỏ, nhịp 5, 6, 7, 8 từ cùi chỏ lên đến mặt sau vai (gần với huyệt đại trùy). Vỗ 4 lần 8 nhịp, sau đó đổi tay, kết hợp nhún chân
(Theo ĐẮC THỤ thực hiện/skds)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.