Món khoai mì quết bình dân dọn trong nhà hàng nhìn cũng bắt mắt, hấp dẫn thực khách. Ảnh: Phương Kiều |
Nhớ thuở nhỏ, cứ vài ba hôm tôi lại mua năm cắc khoai mì ăn lót lòng trước khi đi học. Hồi đó, khoai mì chỉ luộc suông chớ không màu mè thêm thắt dừa nạo và muối mè đường như bây giờ. Tuy nhiên cái món điểm tâm quê mùa ấy cũng đủ giúp tôi thấy ngon miệng và ấm cái bụng.
Những khi rảnh rỗi, má tôi mua khoai mì (sắn) về nhà lột vỏ, cắt bỏ đầu đuôi, ngâm trong thau nước lạnh lớn để khoai ra hết chất độc rồi đem hấp. Khoai chín, mẹ dùng tay bóp tơi chúng ra, trộn đều với dừa nạo và muối mè đường, vo từng viên tròn bự cỡ trái bi da. Cầm viên khoai mì trong tay, cắn từng miếng một, vị béo, bùi, ngọt, mặn, thơm quyện chân răng. Vào những bữa trời mưa gió tầm tã, món ăn chơi này quả thiệt... hết ý! Lâu lâu, má tôi nấu một nồi canh khoai mì với sườn non hoặc tép bạc, bữa ăn lạ miệng khiến gia đình tôi ai cũng no nê bụng dạ.
Những năm gần đây, khoai mì còn được người ta nấu chung với xôi và nước cốt dừa, nhưng hấp dẫn nhất là làm bánh nướng (khoai mì rửa sạch, bào sợi, bóp nát, trộn nước cốt dừa, đường, chút muối cùng một ít khoai mì cọng cho vào xửng đem nướng)… Nói chung, khoai mì trở thành nhiều món ăn giá trị nếu chúng ta biết cách chế biến.
Dù được “sáng tạo” ra nhiều món hấp dẫn, nhưng cái món khoai mì quết hình như “thất truyền” lâu lắm rồi! Hôm ra Phú Quốc (Kiên Giang) gần đây, tôi chợt giật mình khi gặp lại món ăn dân dã này trong một nhà hàng chuyên các món hải sản. Sau bữa tiệc, nhà hàng dọn ra một món tráng miệng mà mới nhìn ai cũng nghĩ là xôi. Nhưng sau khi nhấm nháp vài ba miếng, chúng tôi mới được biết đó là món khoai mì quết.
Khoai mì quết được làm khá công phu. Đầu tiên luộc chín khoai mì, rút bỏ cọng tim, trộn chung với dừa nạo nhuyễn và muối mè đường đem quết (giã). Muốn có dĩa khoai mì quết ngon, phải dùng lẫn lộn hai thứ là khoai mì kè và khoai mì bột và phải quết thật nhuyễn mới ra “nét” của nó. Nếu dùng toàn khoai mì kè thì dai, dẻo quá, ăn quến răng. Còn chỉ sử dụng mỗi một thứ khoai mì bột thì ăn mau ngán và cái chất bột tơi của nó khiến chúng ta khó nhai nuốt. Điều này cũng còn tùy khẩu vị của từng người. Ăn khoai mì quết, người ta thưởng thức được vị béo của dừa nạo, vị bùi của mè, vị mặn của muối, vị ngọt của đường và bột khoai mì đã hòa quyện vào nhau.
Mấy dĩa khoai mì quết của nhà hàng đã được chúng tôi "dọn" sạch dù cả nhóm vừa có một bữa no nê với nhiều món hải sản hấp dẫn. Thấy vậy, ông chủ nhà hàng không dấu vẻ thích thú, còn chúng tôi rất hài lòng với món tráng miệng độc đáo mà nhiều người đã quên mất nó từ lâu.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.