hotline Hotline: 0977 096 677

Thảo Quả

Xuất xứ:

Ẩm Thiện Chính Yếu.

Tên khoa học:

Amomum tsaoko Crevost et Lem.

Họ khoa học:

Họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô Tả:

Loại thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60-70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm. Vỏ quả ngoài dầy 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7-8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau.

Địa lý:

Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc.

Thu hái, Sơ chế:

Lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3-4 ngày). Quả khô sẽ ngả mầu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.

Bộ phận dùng: 

Quả.

Bào chế:

+ Dùng Cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở bên trong đi, để dành dùng  (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Dùng bột mì  trộn với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả, nướng chín, bỏ vỏ  lấy nhân dùng  (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Thành phần hóa học:

+ Trong Thảo quả có tinh dầu chừng 1-3%. Tinh dầu mầu vàng nhạt mùi thơm, ngọt, vị nóng cay, dễ chịu

Tác dụng dược lý:

+ Nước sắc 0,25-0,75% của Thảo quả có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị sốt rét: Thảo quả nhân 4g, Thục phụ tử 10g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống (Quả Phụ Thang - Tế Sinh Phương).

+ Trị bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ: Thảo quả (nướng) 6g, Hậu nphác, Hoắc hương đều 10g, Thanh bì, Bán hạ, Thần khúc đều 6g, Cao lương khương 6g, Đinh hương, Cam thảo đều 4g, Sinh khương, Đại táo 10g, sắc uống (Thảo Quả Ẩm - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị sốt rét: Thảo quả nhân 2g. tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau: Thảo quả (nướng) 6g, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Sinh khương đều 10g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả, sắc uống (Thảo Quả Bình Vị Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị miệng hôi: Thảo quả gĩa dập, ngậm nuốt dần  (Dược Liệu Việt Nam).

+ Trị sốt rét, tiêu chảy: Thảo quả 10g, Kha tử 10g, Gừng sống 7 lát, Táo đen 7 quả, nước 300ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).

+ Thảo quả dùng với Tri mẫu trị chứng hàn nhiệt ngược. Hai vị thuốc 1 âm 1 dương nên không có hạ do thiên thắng. Thảo quả trị hàn ở thái âm, Tri mẫu trị hỏa ở dương minh (Bản Thảo Cương Mục).

+ Thảo quả và Đậu khấu, nhiều sách đều ghi là khí vị tương đồng, có tác dụng chỉ khát, ôn vị, khứ hàn. Thuốc có khí vị phù tán, do đó, bị chứng chướng ngược, dùng thuốc đều có hiệu quả (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Thảo quả vị cay, tính ôn táo, thiên về trừ hàn thấp mà ôn táo trung cung cho nên Thảo quả là vị thuốc chủ yếu để trừ hàn thấp ở tỳ vị. Ở vùng rừng núi, khí độc sương mù đều là loại âm thấp tà, dễ làm tổn thương chính khí, muốn trừ khí độc phải dùng loại ôn táo, phương hương để thắng âm, thấp trọc (Bản Thảo Chính Nghĩa).

+ Thảo Quả và Thảo đậu khấu có điểm khác nhau:  Ngày nay, tỉnh Phúc Kiến trồng Đậu khấu to như quả nhãn, nhưng hơi dài, vỏ vàng nhạt, mỏng mà những cạnh nhô lên, nhân ở trong giống như hột Sa nhân, có mùi cay, thơm, gọi là Thảo đậu khấu. Tỉnh Vân Nam trồng Thảo quả, to như trái Kha tử, vỏ đen dầy, các đường gân liền nhau, nhân bên trong thô và cay hắc bốc lên giống mùi con Ban miêu  (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Thảo quả chủ yếu trị về hàn thấp khí uất, sốt rét do chướng khí, dịch khí. Thảo đậu khấu chủ yếu trị về vị suy, nôn mửa, ngực đầy, bụng đau, bụng đầy  (Đông Dược Học Thiết Yếu).

(Theo Báo Y học cổ truyền Online )

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư