Theo y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, cử động khó khăn. Nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.
Song song với việc tập luyện, tùy từng thể bệnh và cơ địa của người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Thích hợp với người bệnh đầu, gáy, vai, vai lưng đau; váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, lưỡi trắng nhạt. Có thể dùng bài thuốc: Cát cánh 6g, phục linh, trần bì, địa long mỗi loại đều 12g, tam thất 3g, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử mỗi loại đều 10g. Cho các vị thuốc vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước thuốc, cho nước ra, tiếp tục cho 300ml nước vào, nấu 100 lại nửa bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm. 10 ngày 1 liệu trình.
Kê huyết đằng
Bài 2: Thích hợp với người có triệu chứng đau đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất là ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Có thể dùng bài thuốc: Hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, xích thược, bạch thược mỗi loại đều 12g, quế chi, cát căn mỗi loại đều 9g, sinh khương 6g, táo 4 quả. Cho các vị thuốc vào ấm cùng 5 bát con nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát, cho nước ra, tiếp tục cho 3 bát nước vào, nấu còn lại nửa bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm, dùng liền 1 tuần.
Bài 3: Thích hợp cho bệnh nhân có biểu hiện gáy, vai và lưng đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh. Cam thảo 6g, cát căn 15g, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua mỗi vị đều 9g, tam thất 3g, sinh khương 3 lát, táo 3 quả. Cho các vị thuốc vào nồi đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn lại 150ml nước thuốc, cho nước ra, tiếp tục cho 300ml nước vào, nấu 100 lại nửa bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm, 10 ngày một liệu trình.
Bài 4: Thích hợp với người có biểu hiện là gáy, vai, lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má hay đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Có thể dùng bài thuốc: Đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thỏ ty tử, kê huyết đằng mỗi loại đều 9g, ngưu tất, thục địa, đan sâm mỗi vị đều 12g. Cho các vị thuốc vào ấm đổ 5 bát con nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát, cho nước ra, tiếp tục cho 3 bát nước vào, nấu còn lại 1 bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.