Nghệ đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen.
Nghệ đen là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình quả trứng hay hình mác tù, màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, vùng xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng là thân, rễ tươi hoặc khô khi thu củ, vỏ ngoài vàng nâu, trong xanh thẫm, thu hái về cắt bỏ rễ con, luộc chín. Thu hái nghệ đen vào đầu tháng 11 - 12.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen
Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh: Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Ăn không tiêu, bụng đầy trướng: Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu: Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Bổ khí, dưỡng huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu,…
Lưu ý: Không dùng nghệ đen cho người khí huyết hư, phụ nữ có thai.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.