Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
Cây cao khoảng 60cm - 1m, lá có 3 chét hình trái xoan ngược, dài 5-7cm, rộng 2cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa màu vàng, xếp thành chùm gồm những vòng giả, có lông ngắn. Quả đậu hình dải, lúc non có lông, về sau nhẵn.
Hạt nhiều, màu hạt dẻ nhạt hoặc vàng da cam, hình thận. Cây ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10. Quả thường được thu hái vào mùa thu, phơi khô và tách lấy hạt. Bộ phận dùng làm thuốc bao gồm cả cây, rễ, hạt, phơi khô để dùng dần.
Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Còn rễ lục lạc có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa. Thường dùng hạt để trị chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh, bạch đới, chứng đa niệu.
Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
Sau đây là một số bài thuốc thường dùng từ cây lục lạc ba lá:
Chữa nước tiểu đục do nhiệt: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt bo bo 30g, cây mã đề tươi 20g, râu ngô 12g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. 5 - 10 ngày là một liệu trình.
Đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa: Thân, rễ lục lạc ba lá (khô) 10 - 15g, bạch chỉ 20g, ké đầu ngựa 10g, khiếm thực 20g. Tất cả đem sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. 5 ngày là một liệu trình.
Chữa di tinh, hoạt tinh: Hạt lục lạc ba lá 20g (sao vàng), củ súng 20g, hạt sen 20g. Sắc uống ngày một thang. 10 - 20 ngày là một liệu trình.
Chữa bạch đới, tiểu són ở phụ nữ: Dùng hạt lục lạc, rau dừa nước, mỗi vị 20g, sắc với nước uống. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa đái dầm: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 - 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, lá dâu 12g sao vàng. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, long nhãn 12g, lá lạc tiên 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Hoặc dùng thân, rễ: 10 - 15g, lá vông nem 30g, tâm sen 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. Dùng 5 - 10 ngày.
Lưu ý: Do hạt lục lạc có tính độc nên không tự ý dùng theo mách bảo, kinh nghiệm dân gian mà cần có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền, lương y có uy tín. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên dùng.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.