Để mùa hè đến với trẻ em vui, khỏe, an toàn, mỗi gia đình hãy có kế hoạch chu đáo chăm sóc cho các em.
Ra nhiều mồ hôi
Trẻ em thường ra nhiều mồ hôi. Nhiều em kể cả khi ngủ, khi ngồi yên cũng ra rất nhiều mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều là mất nhiều tân dịch, muối khoáng... Các triệu chứng kèm theo là mệt mỏi, bơ phờ và chán ăn... Những em vốn đã có các bệnh mạn tính về viêm họng, viêm phế quản thì có cơ hội tái phát kéo theo các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều...
Thông thường, tâm lý của trẻ là rất không thích uống thuốc, nhất là thuốc từ cây cỏ. Do vậy, để hạn chế và trị các chứng ra nhiều mồ hôi cho các em, các gia đình nên sử dụng các món ăn hằng ngày có tác dụng cầm mồ hôi.
- Canh lá hẹ hoặc phồng lá hẹ với trứng gà: Trẻ em độ tuổi từ 9 - 14 mỗilần dùng từ 30 - 40g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ, nấu vừa chín tới thì cho 1 lòng quả trứng gà vào, quấy đều tới chín. Nếu làm phồng thì trộn đều lá hẹ thái nhỏ với lòng đỏ của 1 quả trứng gà, rồi chiên chín với một chút dầu.
- Canh lá dâu với tôm: Dùng khoảng 20 - 30g lá dâu non, tươi, tước bỏ cuống và xơ ở gân phía sau lá, thái nhỏ. Tôm càng xanh hoặc tôm he, tôm sú, tôm chà... (khoảng 3 -5 con tôm tươi là được), ngắt bỏ râu, rửa thật sạch đất, cát, không cần bóc vỏ, cắt khúc. Cho vào nồi, đun sôi 30 - 40 phút tới chín kỹ, bỏ lá dâu vào, đun tới chín mềm là được.
- Canh hến hoặc trai, ngao...: Chọn các con hến tươi, mẩy, ngâm vài giờ cho nhả hết chất thải. Luộc chín, lấy phần thịt và nước luộc trên đem nấu canh chua với quả sấu hoặc quả me, rau thì là. Mỗi lần, có thể dùng 20 - 30g thịt hến cho trẻ 9 - 14 tuổi.
- Chả lá lốt cuốn thịt: Dùng loại lá lốt tươi bánh tẻ cuốn với thịt lợn nạc băm nhỏ, chiên dầu. Mỗi lần có thể dùng 20 - 30g thịt cho trẻ từ 9 - 14 tuổi.
Ngoài các thức ăn trên, có thể cho trẻ em uống một hỗn hợp bột của hai vị thuốc có tác dụng cầm được mồ hôi: khiếm thực 10g, kim anh 10g. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 8g với nước sôi, để nguội.
Táo bón
Do mất nhiều mồ hôi, trẻ em rất dễ bị táo bón. Do đó, mỗi khi có các triệu chứng táo, phân rắn, khó đại tiện, đại tiện ra máu tươi, có thể cho trẻ em uống một số thứ sau đây:
- Thảo quyết minh (hạt muồng) đem sao đen toàn bộ phía ngoài vỏ đen đi, hãm với nước sôi, uống hàng ngày (8 -10g) thay nước.
- Nhân trần: Dùng bộ phận trên mặt đất của cây nhân trần phơi khô, thái đoạn, hãm nước sôi, uống hàng ngày (8 - 10g).
Hai thứ nước hãm trên có tác dụng lợi mật, làm hết táo bón cho trẻ em.
Tránh gây bức xúc cho trẻ em: Để trẻ em có những ngày hè vui vẻ, có sức khỏe tâm thần tốt, cần tránh gây những bức xúc về tình cảm, những căng thẳng không đáng có cho các em như bắt học quá nhiều trong dịp hè, không có điều kiện vui chơi thoải mái...
(Theo dantri)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.