Một nguyên nhân làm cho thuốc không đạt được hiệu quả, gây độc là do không giữ đúng khoảng cách giữa các lần, các đợt dùng thuốc.
Khoảng cách giữa các lần, các đợt dùng thuốc
Khi vào cơ thể, hoạt chất tách ra khỏi sản phẩm, hấp thu vào máu rồi phân bổ về các cơ quan, tổ chức. Tại đó, hoạt chất đạt đến nồng độ ngưỡng nhất định mới có hiệu lực. Sau đó, do quá trình chuyển hóa thải trừ, hoạt chất sẽ giảm dần xuống một nồng độ nào đó thì hết hiệu lực. Phải nghiên cứu tốc độ chuyển hóa, thải trừ hoạt chất, để định ra thời điểm dùng thuốc bổ sung, sao cho sau khi uống bổ sung thì hoạt chất sẽ có nồng độ ổn định ở ngưỡng có hiệu lực. Khoảng cách giữa lần dùng thuốc đầu và lần uống bổ sung sau, gọi là khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Một ví dụ về penicillin G: Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều 3g thì chỉ sau 30 phút đạt được nồng độ đỉnh (Cmax) trong máu là 300-400mcg/ml, song do phân bố rất nhanh vào các mô tổ chức và dịch cơ thể, thuốc đào thải rất nhanh, nên sau 1 giờ nồng độ trong máu giảm xuống còn 40 - 50mcg/ml và sau 4 giờ nồng độ đó giảm xuống chỉ còn 3mcg/ml. Nồng độ 3mcg/ml cao hơn nồng độ tối thiểu có hiệu lực (MIC) nhưng nếu không tiêm bổ sung thì sẽ tụt xuống dưới nồng độ cần thiết và sẽ không còn hiệu lực nữa. Xuất phát từ điểm này người ta khuyến cáo dùng penicillin G tiêm tĩnh mạch thì khoảng 4 - 6 giờ phải tiêm nhắc lại một lần.
Cũng có những bệnh mạn tính phải dùng thuốc dài ngày nhưng vì dùng liên tục thì thuốc gây độc, nên bắt buộc sau mỗi đợt dùng phải nghỉ một thời gian rồi mới dùng lại đợt sau. Thời gian nghỉ dùng đó chỉ vừa đủ mà không kéo quá dài để bệnh không bùng phát trở lại. Khi dùng đợt tiếp theo thì sẽ tiếp tục được kết quả của đợt dùng trước đó. Ví dụ, muốn chữa khỏi nấm móng chân phải uống ketoconazol tối thiểu là 12 tuần. Vì ketoconazol độc nên phải dùng cách quãng, khởi đầu dùng thuốc trong 1 tuần rồi nghỉ dùng 3 tuần (tổng cộng cả dùng thuốc và ngừng dùng là 4 tuần). Sau đó lặp lại chu trình dùng này thêm 2 đợt nữa (8 tuần) nên tổng cộng là 12 tuần. Dùng cách quãng như vậy ít độc hơn cách dùng liên tục trong 12 tuần liền.
Cũng có thuốc khi dùng tích lũy lại mỗi lần một ít, đến một lúc nào đó thì có một lượng tích lũy khá lớn. Nếu ta tiếp tục dùng thuốc ấy, thì liều mới dùng này cộng với lượng tích lũy sẽ gây độc. Do đó sau một đợt dùng thì buộc phải nghỉ hay chuyển sang dùng thuốc khác. Sau một thời gian nghỉ có thể quay lại dùng thuốc đó...
Những sai sót xảy ra và cách khắc phục
Do quen với suy nghĩ một ngày chỉ bao gồm thời gian từ sáng đến tối nên có người bệnh dùng toàn bộ tổng liều trong nhiều lần tập trung vào ban ngày (trong vòng 12 giờ) còn cả đêm thì không dùng thuốc. Cần làm cho người bệnh hiểu là tổng liều và số lần dùng trong ngày là tính cả ngày, đêm (trong 24 giờ).
Do cách kê đơn không thực rõ ràng, nhiều đơn thuốc in sẵn thường chỉ có chữ sáng và chiều hay chỉ có lời dặn uống sau hay trước bữa ăn. Nếu ghi không thực rõ như vậy thì người bệnh dùng sau hay trước hai bữa ăn chính là trưa và tối chỉ cách nhau 6 giờ, trong khi đúng ra là phải dùng cách nhau 12 giờ.
Do không thực hiện nghiêm y lệnh, ví dụ bác sĩ ra y lệnh penicillin G 500.000 IU x 4 lần (tiêm bắp) thì chắc chắn điều dưỡng viên hiểu rõ là mỗi lần tiêm bắp 500.000IU và mỗi 6 giờ tiêm lặp lại một lần. Tuy nhiên, từ 9 giờ sáng (sau giờ ra y lệnh) cho đến chậm nhất là 9 giờ tối, điều đưỡng viên đã tiêm bắp xong 4 lần, cách nhau chỉ 4 giờ một lần (để ban đêm không phải thức dậy và việc giao ca không phải giao thuốc). Như vậy, có khoảng thời gian 12 giờ liền (từ 9 giờ đêm cho đến khi tiêm lần đầu liều thuốc hôm sau vào 9 giờ sáng) người bệnh không dùng thuốc. Vì vậy, thầy thuốc phải dành thời gian theo dõi việc thực hiện y lệnh và bệnh viện phải có quy chế kiểm tra việc thực hiện một cách nghiêm ngặt thì mới khắc phục được sai sót này.
Do quên giờ dùng: Thiếu sót này bắt nguồn từ cách làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi không theo giờ giấc ổn định của người bệnh, mặt khác, cũng bắt nguồn từ chỗ thiếu hiểu biết về bệnh và thuốc. Ví dụ, đối với người bệnh tăng huyết áp thì huyết áp thường tăng dần từ sau 12 giờ đêm cho đến đỉnh cao nhất là 12 giờ trưa, sau đó giảm dần cho đến mức thấp nhất là 12 giờ đêm. Đúng ra, người tăng huyết áp nên dùng thuốc vào khoảng 7 - 8 giờ sáng (là giờ huyết áp đang tăng) nhưng có người quên đến buổi ăn trưa hay chiều mới dùng (lúc huyết áp đang giảm) hay sáng ra đã dùng, song đến 9 - 10 giờ thấy nhức đầu lại dùng thêm một lần nữa (tăng liều ngoài chỉ định). Dùng như thế là không theo quy luật sinh lý về tác dụng của thuốc. Nếu người bệnh sinh hoạt có nề nếp, hiểu biết rõ về bệnh và thuốc thì sẽ tránh được điều này.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.