Thuốc bổ rất được chuộng dùng hiện nay là các chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng. Vitamin (còn gọi là sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần thiết, cần được cung cấp hằng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường Tuy nhiên, việc dùng thuốc bổ cũng không thể tùy tiện.
Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến con số 13 gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP...).
Còn chất khoáng (CK) là các chất vô cơ được bổ sung hằng ngày. Có loại CK gọi là các nguyên tố đại lượng được cung cấp số lượng lớn như canxi (Ca), phosphor (P). Có loại cung cấp lượng rất ít gọi là các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), iod (I), kẽm (Zn)…Cũng giống như vitamin, hằng ngày ta được cung cấp CK nhờ thực phẩm. Riêng với trẻ con đang trong giai đoạn phát triển thì việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin và CK lại càng quan trọng.
Các vitamin vốn có trong thực phẩm dễ bị mất đi hay giảm trầm trọng do chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C không còn…). Vì vậy, nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin, đương nhiên là dùng đúng liều lượng. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn kiêng ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K. Riêng đối với trẻ sơ sinh (từ khi sinh cho đến 4 tháng tuổi) chỉ được bú sữa mà không nên cho dùng bất cứ chất lỏng thực phẩm nào khác, kể cả thuốc dung dịch uống chứa vitamin. Bà mẹ muốn bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, nên chính mình dùng thuốc bổ sung và cho con bú sữa mẹ để thông qua sữa mẹ con được bổ sung vitamin. Điều đáng quan tâm là có một số phụ huynh quá lo lắng cho sức khỏe của con đã lạm dụng cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ đưa đến thừa vitamin và chất khoáng rất có hại. Đặc biệt, có phụ huynh cho trẻ dùng thuốc bổ và nghĩ rằng đó có thể thay thế thức ăn nên không quan tâm cho trẻ ăn uống đầy đủ, thế là trẻ dùng thừa thuốc bổ mà vẫn bị suy dinh dưỡng.
Nếu thấy cần bổ sung vitamin và CK cho trẻ, nên hỏi mua tại nhà thuốc thuốc bổ dành cho trẻ và đọc kỹ hướng dẫn để dùng đúng liều lượng. Đừng bao giờ nghĩ thuốc bổ là vô hại và không cho trẻ dùng kiểu “thuốc dùng nhiều không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”! Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng quá liều đưa đến thừa vitamin A, trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Nếu dùng loại multivitamin ngày uống 1 viên hoặc dùng thuốc nhỏ giọt nên xem kỹ liều hằng ngày cho trẻ không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Không nên dùng vitamin C liều quá cao cho trẻ vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. Hiện nay có loại thuốc viên vitamin C dạng sủi bọt chứa 1g vitamin C mỗi viên, không nên xem đây là nước giải khát và cho trẻ uống nhiều viên hàng ngày mà trẻ bị ngộ độc.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nếu hằng ngày ta cho trẻ ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin và chất khoáng. Đặc biệt nên tăng cường rau cải, trái cây các loại cho bữa ăn, vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Riêng đối với trẻ, trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin và chất khoáng. Hay trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống vitamin và chất khoáng là cần thiết.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.