Ceftriaxone là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng.
Giống như các dòng cephalosporin khác, như penicillin, ceftriaxone (xếp-tri-a-dôn) là loại thuốc có khả năng gây phản ứng quá mẫn, nặng nhất là sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy tỷ lệ gây sốc phản vệ của ceftriaxone tương đối hiếm nhưng đã được các báo cáo ADR (những phản ứng có hại của thuốc) ghi nhận trong các thông báo từ trước của ngành y tế trong nước cũng như quốc tế.
Sốc phản vệ do ceftriaxone ở trẻ sơ sinh đã được ghi nhận do sử dụng chung với các sản phẩm có canxi. Việc sử dụng ceftriaxone chung với các dung dịch hartmann hoặc ringer lactate là những dịch có chứa thành phần canxi có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm ceftriaxone đã được ghi nhận như sau:
- Chống chỉ định dùng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da tăng bilirubin, đặc biệt ở trẻ sinh non.
- Không nên trộn ceftriaxone với các sản phẩm có chứa canxi, như dung dịch ringer lactate hoặc hartmann hoặc sử dụng cùng với các sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường truyền tĩnh mạch có chứa canxi. Không sử dụng ceftriaxon và các sản phẩm có chứa canxi qua đường tĩnh mạch chung hoặc khác đường truyền trong vòng 48 giờ.
- Cần lưu ý các trường hợp sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh do tương tác giữa ceftriaxone và canxi cũng không thể loại trừ nguy cơ này ở các lứa tuổi khác.
Thầy thuốc cần phải hỏi kỹ tiền sử đã sử dụng sản phẩm có chứa canxi trong vòng 48 giờ qua trước khi dùng ceftriaxone cho bệnh nhân.
Không trộn ceftriaxone với các dung dịch chứa canxi như ringer lactate
Ceftriaxone là một loại kháng sinh thuộc nhóm bêta-lactam nên cũng có thể gây ra nhiều phản ứng quá mẫn kể cả nhóm I (sốc phản vệ theo cơ chế tiền mẫn cảm-IgE) và nhóm IV (quá mẫn muộn qua trung gian tế bào lympho T). Tuy nhiên, tính chung thì tần suất phản ứng quá mẫn đối với ceftriaxone là khoảng 3%, thấp hơn và hiếm gặp sốc phản vệ hơn so với penicillin. Hiện nay, cơ chế gây sốc phản vệ do ceftriaxone vẫn chưa được chứng minh và giải thích thỏa đáng.
Sốc phản vệ do ceftriaxone gần như không dự đoán được. Cho nên, ngoài những thủ tục thường quy bắt buộc khi sử dụng ceftriaxone như thử nghiệm phản ứng trên da, cần phải có sẵn bộ cấp cứu sốc phản vệ ngay bên cạnh khi tiêm thuốc cho bệnh nhân và cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sau khi dùng thuốc ít nhất là 30 phút. Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh khác cùng nhóm nếu có thể được. Chỉ sử dụng ceftriaxone trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào tốt hơn.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.