Thời điểm dùng thuốc chống nôn thích hợp sẽ có tác dụng ngăn chặn nôn hiệu quả và không vi phạm vào cơ chế bảo vệ phản ứng nôn...
Nôn - Lợi hay hại?
Nôn là một phản ứng của đường tiêu hóa nhằm tống đẩy thức ăn thải bỏ qua được miệng. Các chất nôn bao gồm thức ăn ở trong dạ dày và một phần của đoạn đầu tiên của tá tràng. Chúng có thể là thức ăn mới (dưới 1 giờ sau khi ăn) hoặc thức ăn cũ (quá 6 giờ sau ăn).
Về mặt cơ thể học, nôn là một phản ứng có lợi, mang tính chất bảo vệ. Bất kỳ một chất độc hay một chất lạ nào vào cơ thể thì phản ứng sinh tồn là tống bỏ ra ngoài bằng mọi cách. Do đó, trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, một trong các cách cấp cứu kịp thời đó là gây nôn. Nhưng nếu phản ứng nôn diễn ra quá mức, gây hại cho cơ thể cần phải được ngăn chặn. Ví dụ, nôn do say tàu xe, nôn do thuốc điều trị như trị liệu ung thư, nôn do bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày - tá tràng...
Có mấy loại thuốc chống nôn?
Có nhiều loại thuốc chống nôn khác nhau. Để đơn giản hóa việc xem xét, người ta phân chia thuốc chống nôn thành các nhóm sau: nhóm ức chế thụ cảm thể serotonin, thuốc ức chế thụ cảm thể dopamin, thuốc ức chế thụ cảm thể neurokinin 1, nhóm kháng cholin, nhóm kháng histamin, nhóm dẫn xuất của cannabinoid và nhóm corticoid.
Trong danh mục các thuốc này, về mặt tác động chính của cơ chế gây nôn, thuốc ức chế thụ cảm thể serotonin có tác dụng chống nôn mạnh nhất. Thuốc này có tác dụng chống nôn là vì chúng có khả năng gắn kết vào thụ cảm thể serotonin ở ruột và trên não bộ, làm bất hoạt cung thần kinh phản xạ nôn đi từ đường tiêu hóa tới thần kinh trung ương. Độ mạnh của nhóm thuốc này là rất mạnh và chuyên được dùng để chống nôn trong các trường hợp phẫu thuật, điều trị ung thư, điều trị hóa chất.
Nhóm ức chế dopamin là một nhóm thuốc tương tự tác động trên thần kinh trung ương. Nhóm này chống được nôn vì chúng làm bất hoạt các hoạt động của dây thần kinh gây nôn có liên quan đến dopamin. Nhóm này có hai phân nhóm nhỏ là thuốc ức chế dopamin ngoại vi chuyên ức chế thụ cảm thể dopamin hiện diện trong đường tiêu hóa và dopamin trung ương chuyên ức chế thụ cảm thể này trên não bộ. Sự ức chế này đưa đến một hiệu quả là giảm nhu động ruột và không có phản ứng co bóp để gây ra nôn. Hai thuốc điển hình của nhóm ức chế dopaimin ngoại vi đó là domperidon và metoclopramid. Thuốc có hoạt lực trung bình, chuyên dùng để chống nôn trong điều trị các bệnh lý tương tự như thuốc ức chế thụ cảm thể.
Nhóm kháng histamin là nhóm thuốc chống nôn thường gặp trong thực tế. Nhóm thuốc này có thể được uống mà không cần kê đơn. Kháng histamin có tác dụng ức chế thụ cảm thể của histamin trên đường tiêu hóa. Thuốc làm giảm nhu động dạ dày là chính và giảm nhu động ruột. Do đó tạo ra hiệu quả chống nôn. Thuốc này được sử dụng chống nôn do tiền đình, say tàu xe, chóng mặt hoặc các biểu hiện nôn tương tự. Ví dụ như diphenylhydramin với tên biệt dược là nautamine.
Một nhóm thuốc chống nôn khác khá quen thuộc hàng ngày đó là nhóm dẫn xuất cannabinoid, hay còn gọi là dẫn xuất của morphin. Điển hình là loperamid. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nhu động ruột, làm giảm tiết dịch tiêu hóa, làm giảm phản ứng vận động ngược của đường tiêu hóa nên có tác dụng chống nôn. Tuy nhiên, hiệu lực chống nôn của thuốc này không mạnh nhưng hiệu lực làm giảm tiêu chảy thì mạnh hơn. Thuốc được dùng hỗ trợ trong điều trị nôn do nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn.
Dùng khi nào?
Thời điểm dùng thuốc chống nôn thích hợp sẽ có tác dụng ngăn chặn nôn hiệu quả và không vi phạm vào cơ chế bảo vệ phản ứng nôn. Để có hiệu quả chống nôn mạnh, tức ngăn chặn nôn hoàn toàn, bạn cần phải dùng thuốc trước khi thời điểm nôn xảy ra ít nhất 30 phút. Đây là thời gian tối thiểu cho các thuốc phong tỏa các thụ cảm thể cần thiết để tạo ra phản ứng chống nôn an toàn. Cho nên bạn hãy sử dụng thuốc chống nôn trước khi khởi động hành trình nếu bạn lo sợ bị nôn do say tàu xe. Bạn cần uống thuốc chống nôn trước 1 giờ phẫu thuật nếu bạn lo sợ sau phẫu thuật sẽ bị nôn. Đôi khi, đường uống không đủ mạnh thì bác sĩ sẽ tiên lượng, phán đoán và tìm thuốc bằng đường tiêm thay thế. Một số thuốc được chế dưới dạng cao dán có tác dụng tại chỗ nhưng hiệu lực của đường dùng này là nhẹ nhất.
Trong các trường hợp nôn do ngộ độc thực phẩm hay nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, bạn chỉ nên dùng thuốc chống nôn sau khi đã chắc chắn rằng các mầm bệnh hoặc các độc tố đã được thải ra hết. Thường thì sau 2 lần nôn ban đầu là các chất độc đã bị tháo bỏ ra khỏi dạ dày. Do đó, nếu bạn dùng thuốc chống nôn sau thời điểm này thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng tích trữ chất độc. Khi đó, thuốc chống nôn vẫn có hiệu quả. Lúc này, bạn có thể áp dụng đường uống hoặc đường tiêm.
Trong trị liệu ung thư, phản ứng nôn rất sợ hãi làm người bệnh không ăn được, tăng độ mệt mỏi của liệu pháp. Liệu pháp uống đôi khi không hiệu quả, chúng ta cần dùng đến liệu pháp tiêm. Tương tự như trong trường hợp chống nôn sau phẫu thuật vậy. Để ngăn chặn nôn hoàn hảo, bạn cần dùng thuốc chống nôn trước khi điều trị 1 giờ và tiếp tục dùng thuốc chống nôn sau 1-2 giờ điều trị.
Có một điều lưu ý khi dùng, thuốc chống nôn phối hợp sẽ hiệu quả hơn dùng một loại thuốc. Vì thế, trong một số trường hợp, người ta phải tính tới chuyện dùng kết hợp thuốc. Do vậy, ngay sau 1 giờ dùng thuốc chống nôn mà triệu chứng nôn của bạn không hết, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh phù hợp. Hoặc là bạn sẽ được tăng liều hoặc là bạn sẽ được dùng kết hợp thêm 1 hoặc 2 loại khác nữa thêm vào. Điều này là hết sức bình thường trong điều trị chống nôn.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.