hotline Hotline: 0977 096 677

Đề kháng kháng sinh - Bao giờ có thuốc chữa?

  Kháng sinh được thầy thuốc kê toa cho bệnh nhân để điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn.

Kháng sinh được thầy thuốc kê toa cho bệnh nhân để điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Vi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt hay kìm hãm được gọi là vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh, ngược lại là đề kháng kháng sinh. Hậu quả là vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và phát triển, ngay cả khi kháng sinh được dùng với liều rất cao so với liều điều trị thông thường.

Có hai loại đề kháng kháng sinh:

Đề kháng tự nhiên: Là thuộc tính di truyền của vi khuẩn. Tất cả vi khuẩn của một chủng nào đó đều có khả năng đề kháng với một hay một vài kháng sinh nhất định, do đặc điểm cấu tạo hay do khả năng biến dưỡng của nó. Chẳng hạn khuẩn Streptococcus đề kháng tự nhiên với phân nhóm kháng sinh aminoglycosid do thành của vi khuẩn này không cho kháng sinh đi qua.

Đề kháng tiếp nhận: Bình thường vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với kháng sinh, nhưng vì một lý do nào đó như tia xạ hóa chất, gây đột biến nhiễm sắc thể làm vi khuẩn không còn nhạy cảm với kháng sinh đó nữa. Loại này ít xảy ra và mang tính tự phát. Hoặc do vi khuẩn tiếp nhận gen đề kháng kháng sinh từ bên ngoài bởi thể thực khuẩn (phage) hay do sự tiếp xúc giữa các vi khuẩn với nhau.

​Việc mua bán kháng sinh dễ dàng khiến hiện tượng đề kháng kháng sinh càng gia tăng.

Cách vi khuẩn đề kháng với kháng sinh

Để thực hiện được vai trò khống chế vi khuẩn của mình, kháng sinh cần phải tìm mọi cách gắn dính vào vi khuẩn qua một điểm gắn đặc hiệu gọi là thụ thể, tạo thành liên kết vi khuẩn - kháng sinh, rồi luồn lách để lọt qua hàng phòng vệ vững chắc thành tế bào vi khuẩn, và quan trọng bậc nhất là kháng sinh đó không bị phân hủy bởi các men do vi khuẩn tiết ra hay do các phản ứng sinh hóa của chính cơ thể người dùng thuốc.

Vi khuẩn đã tạo ra những cách tự vệ để có thể tồn tại, chủ yếu như sau:

- Cách thông thường nhất là phá vỡ cấu trúc, làm mất hoạt tính của kháng sinh. Ví dụ: đối với kháng sinh có vòng beta - lactam, thì vi khuẩn tiết ra men beta - lactamase phá vỡ vòng này làm kháng sinh không còn tác dụng nữa. Để khắc phục hiện tượng này, các hãng sản xuất dược phẩm đã phối hợp một kháng sinh có vòng này với một chất có tác dụng ức chế men beta-lactamase, chẳng hạn như amoxicillin với acid clavulanic (augmentin) hoặc ampicillin với sulbactam (unasyn).

- Làm thay đổi điểm gắn kết khiến kháng sinh không nhận diện được, từ đó kháng sinh bị vô hiệu hóa.

- Giảm tính thấm của thành tế bào, do đó kháng sinh không thể lọt vào bên trong được nên không thể phát huy tác dụng.

Các nguyên nhân dẫn đến đề kháng kháng sinh

Hiện nay, vi khuẩn đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng, nguyên nhân do sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện. Bất cứ bệnh gì từ sốt, đau đầu đến ho, chảy mũi...người bệnh đều tự ý dùng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì và dùng quá thường xuyên, dùng kháng sinh quen thuộc. Hậu quả là vi khuẩn quen dần với kháng sinh, làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác nữa là do sự tiếp xúc giữa những người bị nhiễm khuẩn (nhiễm trùng chéo) dẫn đến tình trạng là có những người bị đề kháng với các kháng sinh mà mình chưa dùng bao giờ, gọi là đề kháng chéo. TS. Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã từng phát biểu tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020: “Không quá khi nói rằng việc mua bán kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nước ta hiện nay dễ như mua rau. Người Việt cũng có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống”. Đây là một trong vô vàn nguyên nhân góp vào bức tranh đề kháng kháng sinh ở nước ta.

Và giải pháp

Để giảm tình trạng đề kháng kháng sinh ngày một gia tăng như hiện nay, khi bị nhiễm khuẩn thì phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Không dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.

Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng kháng sinh nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian như đã chỉ định, không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừng cho dù thấy bệnh cải thiện.

Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng kháng sinh đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường từ 5-7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên kháng sinh rồi thôi!

Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh cổ điển, thông dụng thì sử dụng kháng sinh loại này và tránh dùng kháng sinh loại mới. Những kháng sinh mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị.

Theo SKDS

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư