Hiện nay các thuốc bôi corticoid dùng điều trị bệnh ngoài da rất phong phú và đa dạng và cũng là nhóm thuốc hay được bệnh nhân tự ý mua về dùng. Việc sử dụng không đúng chỉ định sẽ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, tai biến do thuốc làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh... Vì vậy cần phải hiểu về thuốc trước khi sử dụng.
Nên chọn dạng thuốc bôi nào? Điều này rất quan trọng vì tác dụng của corticoid cũng bị ảnh hưởng bởi tá dược. Phân tử steroid ở thuốc mỡ có hoạt tính mạnh nhất, sau đó đến thuốc dầu, gel, cream, dung dịch, xịt: -Thuốc mỡ tác dụng tốt nhất đối với những tổn thương mạn tính có dày da, nên tránh bôi lên tổn thương da cấp tính có mụn nước, chảy nước. -Thuốc dạng dung dịch, gel, xịt thích hợp cho vùng có lông, tóc. -Thuốc dạng cream, dung dịch tốt nhất cho vùng nếp gấp. -Thuốc dạng gel, xịt thích hợp cho tổn thương ở niêm mạc. Tuy vậy đối với dạng thuốc mỡ rất nhờn và khó rửa nên ở vùng mặt, cổ không được ưa dùng mà dạng cream, gel, dung dịch lại thích hợp hơn. Dạng thuốc mỡ corticoid có hoạt tính cực mạnh không được dùng ở các nếp gấp hoặc bẹn, bìu vì những vùng này hấp thụ rất mạnh và dễ gây biến chứng tại chỗ cũng như toàn thân. Tác dụng phụ trên da là biểu hiện thường gặp khi dùng corticoid bôi và càng nặng hơn nếu dùng phương pháp băng bịt kín lâu dài mà không có sự theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc. Teo da có thể xảy ra rất nhanh khi dùng thuốc bôi có hoạt tính cực mạnh đặc biệt là khi bôi ở vùng da mỏng hoặc nếp gấp. Tác dụng phụ hay gặp nhất là trứng cá và tổn thương da dạng trứng cá, đôi khi viêm da quanh miệng. Ngoài ra thuốc còn làm mất tính đàn hồi của da, rạn da, giãn mạch, xuất huyết, rậm lông, rối loạn sắc tố, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm, virut, làm chậm liền vết thương, viêm da tiếp xúc dị ứng do thành phần có trong tá dược. Chứng trơ với corticoid hay xảy ra ở bệnh nhân có viêm da cơ địa hoặc eczema khi bôi corticoid mà tổn thương không đáp ứng hoặc tiến triển nặng hơn. Để tránh tác dụng phụ của thuốc khi dùng cần lưu ý một số điểm sau: Thời gian bôi thuốc và số lần bôi trong ngày phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Thông thường mỗi ngày bôi từ 1-2 lần. Đối với những tổn thương mạn tính thường bôi thuốc trong 2 tuần sau đó nghỉ vài ngày hoặc một tuần rồi lặp lại 2-3 đợt như vậy sau đó thay bằng thuốc có hoạt tính nhẹ hơn Đối với các vùng da có đặc điểm giải phẫu khác nhau nên dùng thuốc có độ mạnh khác nhau vì khả năng hấp phụ khác nhau. Ví dụ ở vùng da dày như bàn tay, bàn chân nên dùng loại có hoạt tính mạnh, cực mạnh, còn ở mặt, bẹn bìu nên dùng loại vừa hoặc nhẹ.
( Theo BS. Phạm Thị Lan // Báo Sức khỏe đời sống Online )
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.