Những cơn đau bụng là khá phổ biến khi mang thai, phần nhiều là bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng bệnh nặng.
Nếu bạn bị đau bụng kèm ra máu, sốt, ớn lạnh, chảy dịch âm đạo, choáng váng, buồn nôn hoặc cơn đau không thuyên giảm dù được nghỉ ngơi ít phút thì bạn nên đi khám.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung xuất hiện khi trứng đã thụ tinh cư trú bên ngoài tử cung, điển hình là trong một ống dẫn trứng. Nó có thể gây đau bụng co thắt hoặc những triệu chứng khác đầu thai kỳ.
Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu sau: đau hoặc mềm xương chậu; ra máu ồ ạt hoặc lốm đốm (máu có thể màu nâu sậm, ra liên tục hay ngắt quãng); đau nặng thêm khi hoạt động thể chất hoặc trong khi bạn ho, đi tiêu; đau ở vai…
Sảy thai
Sảy thai là thai nhi chết trong 20 tuần đầu. Âm đạo chảy máu hoặc ra máu lốm đốm là dấu hiệu phổ biến thường thấy, tiếp theo là đau bụng trong một vài tiếng tới một vài ngày.
Máu ra có thể nhẹ hoặc nặng. Cơn đau có thể thỉnh thoảng hoặc liên tục, nhẹ hoặc nặng và cảm thấy đau lưng dưới.
Sinh non
Sinh non bắt đầu bằng những cơn co thắt cổ tử cung trước tuần 37. Hãy tới viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như:
- Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).
- Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.
- Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).
- Tăng áp lực lên xương chậu.
- Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.
Tiền sản giật
Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.
Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang gồm đau, khó chịu hoặc nóng rát khi tiểu; khó chịu ở xương chậu hoặc đau bụng dưới; tiểu không kiếm soát; nước tiểu lẫn máu hoặc bốc mùi chua.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tới thận gồm sốt cao, ớn lạnh, đổ mổ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên sườn; nôn; nước tiểu lẫn máu.
Các nguyên nhân khác
Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.