Mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ, đây là một quá trình sinh lý bình thường. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, chị em có thể gặp những khó chịu, khiến chị em ít nhiều lo lắng nhưng tất cả những điều đó lại là chuyện hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân của không ít các triệu chứng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể lúc mang thai. Sau đây là những bệnh thường gặp và cách khắc phục.
Ốm nghén: Là một trong những dấu hiệu thai kỳ xuất hiện đầu tiên, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày. Sự mệt mỏi có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Triệu chứng buồn nôn, nôn, sợ một số mùi vị nhưng lại thèm ăn của lạ (chua, chát, đắng...). Trong giai đoạn nghén, hãy chọn ăn những gì mình thích, tránh dùng các thức ăn và mùi làm cho cảm thấy buồn nôn. Bạn có thể ăn mỗi lần một ít, ăn nhiều lần trong ngày. Ợ chua và thấy đau rát ở ngay giữa lồng ngực cũng thường gặp khi nghén. Nguyên nhân liên quan đến nội tiết gây mềm và giãn van tâm vị (van giữa dạ dày và thực quản), vì vậy chất chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Để hạn chế, bạn nên uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ và nâng cao đầu giường hoặc sử dụng thêm gối để gối đầu.
Chảy máu chân răng: Thường khi có thai lợi dễ bị viêm và chảy máu chân răng, đặc biệt là sau khi đánh răng, vì các cơ vùng này trở nên mềm, phì đại hơn và dễ bị tổn thương trong lúc mang thai. Các tổ chức quanh cổ răng có thể sưng đỏ khiến cho bựa tích tụ ở chân răng. Ðiều này có thể dẫn tới viêm quanh răng (nha chu viêm) hoặc sâu răng. Nếu thường xuyên chảy máu mỗi khi đánh răng bạn nên đi khám nha sĩ.
Bị vọp bẻ (chuột rút): Là do co thắt cơ bắp gây đau, thường là xảy ra ở cẳng chân và bàn chân, nhiều khi vọp bẻ vào ban đêm làm thai phụ đau nên tỉnh giấc gây mất ngủ. Vọp bẻ thường xảy ra khi thai ở những tháng cuối cũng có khi ở 3 tháng đầu do nghén nặng nôn nhiều, không ăn được nên thiếu các vi chất, trong đó hay gặp là thiếu canxi. Triệu chứng khi vọp bẻ là cẳng chân duỗi đơ với các ngón chân quắp xuống gây đau buốt khó chịu. Nếu thường xuyên bị vọp bẻ gây mất ngủ ảnh hưởng sức khỏe thì bạn cần đi khám, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Chứng táo bón: Hormon progesterone của thời kỳ mang thai làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi và gây ra chứng táo bón. Bạn nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước. Chú ý chọn các loại rau củ có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau đay, khoai tây, bí đỏ, đu đủ chín, chuối chín... Hãy đi ngoài bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có nhu cầu. Hãy đi khám bác sĩ nếu chứng táo bón kéo dài vì nếu để lâu có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng.
Đái dắt, đái són: Đái dắt có thể gặp ở thai 3 tháng đầu là do tử cung to lên trong tiểu khung nên chèn ép vào bàng quang. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong các tháng giữa của thai kỳ. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy buốt mỗi khi đi tiểu vì có thể là bạn đã nhiễm khuẩn đường tiểu. Són đái thường hay gặp trong 3 tháng cuối. Thường són một ít nước tiểu ra quần vào những lúc chạy, ho, hắt hơi hay cười. Là do các cơ sàn chậu yếu và do em bé ngày một lớn ép lên bàng quang. Để khắc phục tình trạng này bạn nên đi tiểu thường xuyên, nên tập luyện các cơ sàn xương chậu đều đặn, có thể theo một khóa học tiền sản do bác sĩ chuyên sản hướng dẫn.
Viêm âm đạo do nấm: Bình thường dịch âm đạo trong hoặc trắng đục không mùi. Khi mang thai, bạn sẽ thấy tiết ra hơi nhiều hơn, không đau hay rát. Bạn có thể nhận thấy cửa mình tăng tiết chất nhầy (huyết trắng) do có biến động nội tiết tố trong lúc mang thai. Tuy nhiên, nếu gây ngứa ngáy khó chịu cũng có khi bạn thấy đau rát khi đi tiểu là có viêm âm đạo và hay gặp là nấm âm đạo. Ðiều quan trọng là cần chữa cho hết chứng bệnh này trước khi em bé ra đời vì chứng bệnh này có thể lây qua miệng bé khi đẻ đường dưới làm cho em bé bị nấm miệng sơ sinh, việc nuôi bé trở thành khó. Vì vậy cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, thường xuyên thay quần lót, tránh thụt rửa âm đạo, không nên dùng xà phòng có độ tẩy cao để rửa âm hộ vì dùng xà phòng để rửa sạch có thể làm cho chứng viêm âm đạo do nấm nặng hơn. Tránh mặc quần lót bằng vải nilon, nếu ngứa và khí hư ra nhiều kèm tiểu rát cần khám bác sĩ ngay để được chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.