hotline Hotline: 0977 096 677

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai

Khi mang thai, nhiều thai phụ thường không biết họ đang bị nhiễm khuẩn vì không có triệu chứng bệnh lý rõ rệt.

Việc bị nhiễm khuẩn khi mang thai là rất nguy hiểm, vì có thể gây hại đến sức khỏe của cả thai phụ lẫn thai nhi. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có được sức khỏe tốt và đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Đặc biệt trong một số trường hợp: sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc với thịt sống, trứng sống hoặc rau củ chưa được rửa sạch; trước khi làm bếp và dùng bữa; sau khi làm vườn hoặc tiếp xúc với bụi đất; sau khi thăm và tiếp xúc với người bệnh; sau khi dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc hoặc chơi đùa với trẻ, vì nước bọt hay nước tiểu của chúng thường có chứa virút. Những loại virút này có thể không làm hại trẻ, nhưng chúng có thể rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai

 

2. Nấu chín thức ăn:

khi chế biến các loại thịt, bạn cần nấu kỹ cho tới khi không còn thấy màu hồng bên trong. Không nên ăn xúc xích, thịt hộp, hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt được bày bán ở cửa hàng khi chưa được đun nóng cẩn thận. Vì những loại thịt chưa được nấu kỹ và các loại sản phẩm chế biến sẵn từ thịt có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn.

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai
 

3. Tránh những loại sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng.

Không nên ăn phô mai mềm nếu chưa được tiệt trùng. Những sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng thường chứa những loại vi khuẩn gây hại.

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai
 

4. Không nên tiếp xúc hoặc thay ổ cho mèo, chó:

Ổ của mèo hoặc chó có thể chứa những ký sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nếu phải tự vệ sinh và thay ổ cho mèo, chó, bạn cần mang găng tay vàrửa tay thật sạch ngay sau đó.

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai
 

5. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B và bảo vệ cơ thể bạn trước những căn bệnh này.

Một số người nhiễm virút HIV, viêm gan siêu vi B hoặc bệnh lây qua đường tình dục nhưng không có triệu chứng bệnh lý rõ rệt. Việc nhận biết được bạn có bị nhiễm một trong các loại bệnh trên hay không là vô cùng quan trọng. Nếu thực sự bạn bị nhiễm một trong các loại bệnh trên, hãy trao đổi với bác sĩ về việc làm cách nào để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai

6. Trao đổi với bác sĩ về việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh.

Một vài loại vắcxin được chỉ định tiêm chủng vào thời điểm trước khi bạn mang thai, trong thời gian mang thai và ngay sau khi sinh nở. Việc tiêm chủng vắcxin vào đúng thời điểm có thể giúp duy trì tình trạng khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý và những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ sau này.

7 cách ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai
 

 

7. Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm.

Bạn cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh dễ lây, như người mắc bệnh thủy đậu, người mắc bệnh rubella, trong trường hợp bạn chưa bị hoặc chưa tiêm chủng vắcxin ngừa các loại bệnh này trước đó.

Theo SKDS

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư