Mặc dù còn phụ thuộc vào số tuần của thai nhi, hoàn cảnh cụ thể và lịch sử sức khỏe của mẹ nhưng các dấu hiệu dưới đây có thể ảnh hưởng tới bé.
1. Bé cử động hoặc đạp ít hơn bình thường (trước đó bé thường xuyên cử động). Trong trường hợp này, mẹ có thể nhờ bác sĩ kiểm tra bằng máy hoặc tự đếm số cử động của thai nhi. Thông thường, thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ bảy hoặc tám, nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 16-22 trở đi. Vào khoảng tuần thứ 28 trở đi, cử động thai sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Thai nhi khỏe mạnh thường có hơn 4 lần cử động trong một giờ. Nếu thai chỉ có 3 cử động trong một giờ, người mẹ nên đếm thêm một giờ nữa vì thai nhi có thể ngủ. Khi thai từ 30 đến 38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.
2. Đau bụng dữ dội hoặc đau liên tục.
3. Chảy máu hoặc rỉ máu âm đạo.
4. Dịch âm đạo chảy nhiều (kể cả dịch không màu, màu hồng hay đỏ). Sau 37 tuần, nếu dịch âm đạo chảy nhiều bất thường, mẹ bầu cần đề phòng sinh non.
5. Có cảm giác em bé đang thúc xuống, bụng tụt và đau, chuột rút hoặc đau bụng hoặc nhiều hơn bốn cơn co thắt trong một giờ trước tuần thứ 37.
6. Đi tiểu bị đau, buốt hoặc ít đi tiểu.
7. Liên tục nôn ói hoặc nôn ói kèm theo đau hoặc sốt.
8. Sốt trên 37 độ.
9. Giảm thị lực, mờ mắt, nhìn vật có bóng.
10. Đau đầu hoặc đau đầu kết hợp với mờ mắt.
Ảnh minh họa:
11. Bị sưng phù ở mặt, mắt, tay, mắt cá chân và tăng cân nhanh đột biến (hơn 1 kg mỗi tuần).
12. Khó thở, đau tức ngực, thở hụt hơi.
13. Bị ngất, thường xuyên ngất, nhịm tim nhanh.
14. Chân bị đau đến nỗi mẹ bầu không thể di chuyển được hoặc một chân sưng to hơn hẳn chân còn lại.
15. Chấn thương vùng bụng.
16. Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 24h.
17. Bị ngứa khắp người: cánh tay, lòng bàn tay, chân...
18. Nhiễm cúm. Tất cả các loại cúm và H1N1 đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần tư vấn của bác sĩ càng sớm càng tốt. Dấu hiệu khi mắc cúm bao gồm sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nhức mỏi toàn thân và có thể cả tiêu chảy...
19. Trầm cảm hoặc lo lắng, không kiểm soát được hành động của mình. Mẹ bầu cần sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý để không làm hại chính mình và thai nhi.
20. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và nhạy cảm hơn với các loại bệnh. Vì thế, nếu có bất cứ vấn đề gì với sức khỏe mà mẹ bầu cảm thấy không yên tâm thì tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.