Mỗi em bé chào đời theo một cách độc đáo khác nhau. Đó là lý do tại sao câu chuyện đi đẻ thường khiến các mẹ bầu tò mò và hồi hộp đến thế.
Dưới đây là 5 câu hỏi phổ biến của các mẹ bầu trước khi đi đẻ. Hi vọng câu trả lời sẽ giúp bạn bình tĩnh tận hưởng cuộc vượt cạn của mình.
1. Cảm giác đau đẻ bắt đầu từ khi nào? Bao giờ nó sẽ kết thúc?
Phần lớn việc đau đẻ sẽ bắt đầu từ khoảng thời gian bạn trở dạ, giai đoạn đầu tiên này thường được coi là “trở dạ sớm”. Trong giai đoạn này, tốt nhất mẹ bầu nên ở nhà để có thể đi bộ nhẹ nhàng, nằm ngủ, hoặc ăn vặt.
Trong thời gian đau đẻ dồn dập, việc co thắt xuất hiện liên tục, gây đau đớn, còn cổ tử cung thì giãn nở. Tốc độ giãn nở tử cung bình thường của một người làm mẹ lần đầu sinh con tối thiểu là 1 cm mỗi giờ và có thể kéo dài trong vòng 6-12 giờ đồng hồ.
2. Dấu hiệu rõ rệt cho thấy nên đến bệnh viện là gì?
Lý tưởng nhất, mẹ bầu nên đến bệnh viện khi đang ở giai đoạn các cơn co bắt đầu gần nhau hơn và cảm giác đau đẻ dần dồn dập và dữ dội. Đó là khi mỗi cơn đau co thắt 4-5 phút một lần trong ít nhất một giờ khi chúng trở nên mạnh hơn, dài hơn, và gần nhau hơn. Nếu bạn không thể chịu được hãy bắt đầu nghĩ tới việc đến bệnh viện.
3. Có nên đi bộ loanh quanh trong viện lúc chờ đẻ?
Hầu hết các bệnh viện sẽ cho phép và khuyến khích bạn bạn đi bộ thư giãn, nhưng bạn sẽ cần phải kiểm tra nhịp tim của thai nhi mỗi 15 phút một lần. Bạn cũng có thể đi tắm để thư giãn hay áp dụng các thủ pháp giúp giảm đau. Nếu bạn sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng, bạn sẽ được tiêm vào tĩnh mạch và điều đó có thể gây khó khăn cho việc đi lại.
4. Gây tê ngoài màng cứng có làm chậm quá trình sinh?
Nếu bạn gây tê quá nhiều thì khi rặn đẻ bạn sẽ khó để cảm thấy mình phải làm những gì. Theo bác sĩ Jonathan Waters, Giám đốc khoa gây mê tại Bệnh viện Magee - Womens ở Pittsburgh, Hoa Kỳ, gây tê ngoài màng cứng thường làm chậm quá trình sinh khoảng 40 phút. Trong một số trường hợp, gây mê thực sự có thể làm tăng tốc độ sinh khi một người mẹ thư giãn, vượt qua cơn đau.
5. Ngoài gây tê màng cứng, có cách nào khác để giảm đau không?
Nhiều phụ nữ cảm thấy họ có thể kiềm chế các cơn đau của mình bằng cách sử dụng các phương thức không cần trợ giúp của thuốc như biện pháp thở Lamaze hoặc phương pháp sinh Bradley, bằng cách nhấn mạnh trực quan và sự hiểu biết vững chắc về quá trình sinh nở. Sinh dưới nước cũng là một phương pháp sinh ít đau đớn hơn được nhiều bà mẹ lựa chọn.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.