Sau kỳ thi đại học, nhiều học sinh đến điều trị trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần TP SG do thi trượt. Các bác sĩ cảnh báo nếu không gia đình chia sẻ, các em có thể tự sát.
Là học sinh trường chuyên, thi tốt nghiệp THPT đạt 57 điểm cho 6 môn, V. luôn tự tin sẽ thi đỗ vào Đại học Ngoại thương cơ sở 2 ở TP SG như ý nguyện của gia đình. Nhưng kết quả là em thiếu nửa điểm và người nhà không cho xét tuyển vào những trường khác. Kể từ lúc đó, V. suốt ngày chỉ nằm ở nhà, không muốn gặp bạn bè, đôi khi còn hằn học với người thân…
Ép đến chán sống
Theo bác sĩ Trần Duy Tâm, Bệnh viện Tâm thần TP SG, những trường hợp có triệu chứng như V. được xếp vào nhóm rối loạn thích nghi, một dạng bệnh lý tâm thần. Bệnh xuất hiện do những biến cố đột ngột trong cuộc sống mà tâm lý học sinh chưa thích ứng kịp. Trong trường hợp của V., vì là học sinh giỏi nên khi bất ngờ nhận kết quả thi trượt, em sinh ra bất mãn, không chấp nhận sự thật và từ đó có dấu hiệu trầm cảm, lo âu.
Bác sĩ Tâm cho biết, năm nào sau kỳ thi đại học, bệnh viện cũng tiếp nhận những trường hợp rối loạn tâm thần do thi trượt. Ngoài những ca rối loạn thích nghi do không ngờ thi trượt, có những em trầm cảm phản ứng vì bị ép phải đậu đại học dù khả năng không đủ. Chẳng hạn, em L. dù vốn kiến thức ngoại ngữ chưa tốt nhưng gia đình cứ ép thi vào khoa Anh văn để sau này làm việc ở công ty nước ngoài. L. thi trượt, luôn cảm thấy tủi thân và thường nảy sinh ý định tự sát.
Các bác sĩ cho rằng, trước khi được phát hiện, những bệnh nhân trên đã có biểu hiện trầm cảm tiềm ẩn do chịu áp lực quá nhiều từ gia đình. Chính kỳ vọng của cha mẹ đã làm L. ngày càng lún sâu vào trầm cảm. Em biết năng lực của mình tới đâu nhưng sợ phụ lòng bố mẹ nên cố thi, dẫn đến kết quả đáng buồn.
Cần chia sẻ từ gia đình
Bác sĩ Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP SG khuyên, người thi trượt đại học bao giờ cũng cảm thấy buồn, lo lắng và suy nhược, nếu học sinh đó yếu đuối, dễ tổn thương, có nhiều khả năng chuyển sang stress. Lúc này, nếu gia đình không tìm cách an ủi mà còn vô tình tạo ra áp lực thì sẽ làm các em mắc bệnh trầm cảm.
Chính các trạng thái rối loạn về tâm thần, không muốn ăn uống sẽ luôn khiến người bệnh chán sống. Do không đủ năng lượng đáp ứng, sức đề kháng cơ thể yếu đi, những học sinh này sẽ có nguy cơ mắc thêm một số bệnh phát sinh như tim mạch, huyết áp, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng…
Triệu chứng trầm cảm thường gặp khi học sinh rớt đại học là lo lắng, buồn rầu, bất an, mất ngủ, mất tất cả hứng thú, sở thích, luôn suy nghĩ tiêu cực. Càng ngày, các em càng thấy sống không bằng chết, thấy mình quá vô dụng vì không có năng lực để đỗ đại học. Ngoài ra, các em còn có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như run chân tay, hồi hộp, đau đầu, vã mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở…”
Bệnh trầm cảm do trượt đại học của học sinh đôi khi cũng khiến các thành viên khác trong gia đình trở nên xáo trộn vì mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng, thậm chí bị “lây” trầm cảm.
Bác sĩ Thắng cho rằng, gia đình không nên áp đặt mục tiêu cho trẻ phải đỗ trường này hay trường kia. Đại học không phải là con đường duy nhất, nhiều người thành công dù không có bằng đại học. Nếu cảm thấy con không đủ khả năng đỗ, bố mẹ nên định hướng cho học nghề, hoặc nếu không đỗ thì xác định năm tới thi lại. Khi các em bị bệnh, nên nâng đỡ, động viên giúp vượt qua sang chấn. Nếu nặng, phụ huynh nên đưa con đến các bác sĩ chuyên khoa kịp thời để tránh hành vi tự sát.
(Theo Tretoday)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.