Áp-xe quanh amidan là biến chứng của viêm amidan cấp, nhất là viêm amidan mạn tính hồi viêm. Biểu hiện viêm tụ mủ ở tổ chức liên kết nằm giữa amidan và thành bên họng. Đây là chứng bệnh hay gặp ở trẻ lớn và người lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về bệnh giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Amidan có tác dụng gì?
Amidan nằm ngay cửa ngõ đường hô hấp và đường tiêu hóa, có chức năng miễn dịch quan trọng. Tổ chức bạch huyết của amidan có các tế bào lympho ở giai đoạn trưởng thành, như thực bào, tế bào T và tế bào B tham gia sản sinh ra các globumin miễn dịch, tham gia vào chức năng bảo vệ cơ thể. Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, thường kèm theo phản ứng viêm amidan. Nhưng khi amidan vị viêm tái phát nhiều lần trở thành ổ nhiễm khuẩn amidan. Và áp-xe quanh amidan là một biến chứng tại chỗ do viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời .
Vị trí của amidan.
Áp-xe amidan thường do biến chứng của amidan cấp, amidan mạn hồi viêm, một vài trường hợp là do biến chứng của răng khôn hàm dưới.
Khi bị áp-xe quanh amidan, người bệnh sẽ có những triệu chứng sốt cao 38-390C, mạch nhanh, người mệt mỏi; nước tiểu ít, sẫm màu. Đau họng một bên dữ dội, đau nhói lên tai, khi nuốt đau nhiều hơn nên bệnh nhân không dám nuốt, nước dãi chảy nhiều, có thể thấy đau nhức vùng góc hàm. Há miệng khó khăn, tiếng nói lúng búng, hơi thở hôi..., Nếu không được phát hiện sớm, khối áp-xe sẽ lan ra vùng cơ cắn gây hiện tượng khít hàm, kèm theo là khó thở do khối áp-xe lấp kín họng miệng...
Khám họng: thấy họng không đối xứng, amidan sưng phồng, màn hầu và lưỡi gà phù nề và đẩy vẹo sang một bên. Lâm sàng phân ra 2 thể.
Thể trước: Trụ trước sưng đỏ, phồng lên ở 1/3 hoặc 2/3 trên. Amidan bị đẩy vào trong xuống dưới và ra sau. Mặt amidan đỏ, đôi khi có tiết ít mủ. Thành họng và amidan bên đối diện bình thường. Có thể có hạch góc hàm cùng bên sưng to, ấn đau.
Thể sau: Trụ sau sưng đỏ thành một khối, amidan bị đẩy ra trước, có khi phù nề lan xuống đến nếp phễu thanh thiệt.
Các xét nghiệm: xét nghiệm máu bạch cầu tăng; xét nghiệm nước tiểu đôi khi có albumin niệu. Xét nghiệm chất mủ quệt họng hay chọc hút mủ tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
Biến chứng có thể gặp
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng áp-xe quanh amidan, giúp người bệnh không phải làm phẫu thuật, thời gian điều trị được rút ngắn hơn. Nếu không điều trị kịp thời áp-xe sẽ tự vỡ ở chỗ phồng nhất, đôi khi vết tự vỡ không đủ rộng, cho nên mủ dẫn ra không triệt để, bệnh kéo dài. Áp-xe quanh amidan tái phát; áp-xe quanh amidan có thể gây nên những biến chứng phù nề thanh quản, gây hạch góc hàm, áp-xe thành bên họng, viêm tắc xoang hang (tuy ít gặp), tổn thương thành động mạch cảnh trong, nhiễm khuẩn huyết.
Cách điều trị áp-xe quanh amidan
Để điều trị áp-xe quanh amidan hiệu quả, người bệnh cần tới các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Tùy vào từng giai đoạn và triệu chứng bệnh áp-xe quanh amidan mà có phương pháp điều trị khác nhau.
Giai đoạn viêm tấy quanh amidan chỉ cần sử dụng kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Khi bị áp-xe quanh amidan có mủ thì có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:
Chích rạch khối áp-xe dẫn lưu mủ, giữ cho vết rạch luôn mở khoảng 3 ngày.
Điều trị nội khoa bằng kháng sinh tiêm hay truyền tĩnh mạch, chống cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí kết hợp dùng thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt.
Phẫu thuật cắt amidan:
Có thể cắt amiđan “nóng” trong khi có áp-xe, có kháng sinh bảo vệ. Hoặc cắt amidan sau trích rạch (dẫn lưu mủ) 4-5 ngày khi nhiệt độ trở về bình thường (khi hết dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ và toàn thân). Thông thường sau khi điều trị khỏi áp-xe 2-3 tháng nên cắt amidan để tránh tái phát.
Tóm lại, nếu được điều trị đúng phương pháp, các triệu chứng bệnh áp-xe quanh amidan sẽ thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời loại bỏ mầm bệnh và cải thiện tình trạng sức khỏe. Để phòng ngừa biến chứng áp-xe amidan bằng cách phòng ngừa viêm họng, amidan và phòng biến chứng răng khôn. Khi phát hiện bị viêm cần điều trị sớm và triệt để.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.