Ung thư vú tấn công phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi và bạn cần phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư vú là chìa khóa sống còn của bạn. Dưới đây là 10 điều mà mọi phụ nữ trẻ nên biết về bệnh ung thư vú.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Ung thư vú ít khi xảy ra ở nam giới.
Để hiểu bệnh ung thư vú, cần tìm hiểu cấu trúc giải phẫu của vú. Hầu hết các vú bao gồm mô mỡ, và trong đó là dây chằng, mô liên kết, mạch bạch huyết và các hạch, mạch máu. Trong một vú nữ có 12-20 phần bên trong nó được gọi là thùy, từng tạo thành tiểu thùy nhỏ sản xuất sữa. Các thùy và tiểu thùy được nối với nhau bằng ống dẫn, mang sữa tới núm vú.
Loại phổ biến nhất của ung thư vú là ung thư ống dẫn, được gọi là ung thư biểu mô ống động mạch, chiếm hơn 80% của tất cả các bệnh ung thư vú. Ung thư biểu mô tiểu thùy, chỉ chiếm hơn 10% các trường hợp. Phần còn lại của bệnh ung thư vú có đặc điểm của cả ung thư biểu mô ống động mạch và ung thư biểu mô tiểu thùy, hoặc có nguồn gốc không rõ.
1. Ung thư vú ở phụ nữ dưới 40
Mỗi năm, có gần 13.000 phụ nữ dưới 40 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, chiếm khoảng 7% của tất cả các trường hợp ung thư vú, và 40% của tất cả các bệnh ung thư ở phụ nữ trong nhóm tuổi này. Trong suốt cuộc đời mình, một người phụ nữ có tỷ lệ 1/8 nguy cơ mắc ung thư vú. Ung thư vú tấn công phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi và bạn cần phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư vú là chìa khóa sống còn của bạn.
3. Bạn cần biết về bộ ngực của mình
Trong khi phụ nữ dưới 40 tuổi chỉ chiếm khoảng 7% của tất cả các trường hợp ung thư vú được chẩn đoán, ung thư vú là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ trẻ 15-34 tuổi. Điều quan trọng là bạn phải biết về bộ ngực của mình. Bạn có thể tự kiểm tra ngực của mình và nếu thấy có bất cứ sự thay đổi khác lạ nào, hãy đến bệnh viện và nhờ bác sỹ chuyên khoa kiểm tra.
4. Các nguy cơ gây ung thư vú
Những phụ nữ trẻ có nguy cơ cao mắc ung thư vú với các yếu tố nguy cơ sau:
Một số đột biến gen di truyền đối với bệnh ung thư vú
Hai hay nhiều người thân: mẹ, em gái, con gái được chẩn đoán bị ung thư vú khi còn trẻ
Sớm có kinh nguyệt (trước 12 tuổi)
Mang thai lần đầu khi ngoài 30 tuổi
Ngực lớn
Nghiện rượu nặng
Béo phì
Ít vận động
Ăn nhiều thịt đỏ, chế độ ăn uống không cân bằng giữa các chất
Tỷ lệ (phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ da màu)
Tiền sử bệnh tật của bản thân, các bệnh như lạc nội mạc tử cung, bệnh về buồng trứng, hoặc ung thư ruột kết
Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống thời gian gần đây
5. Ngực thay đổi bất thường
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào dưới đây, hãy gặp bác sĩ:
Xuất hiện một khối u, cục bên trong hoặc gần vú hay dưới cánh tay của bạn
Thay đổi kích thước hoặc hình dạng của vú
Vết trũng ở vú, vú có nếp nhăn, hoặc phồng da
Núm vú bị thay đổi vị trí, bị thụt vào bên trong
Da bị mẩn đỏ, đau nhức, phát ban
Ngực bị sưng tấy
Núm vú bị chảy nước, sữa, hay chất lỏng màu vàng, hoặc màu máu
Nhiều phụ nữ tự kiểm tra ngực mình xem có điều gì bất thường hay không, có khối u hay không. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là bạn đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để chụp nhũ ảnh và làm các xét nghiệm cụ thể.
6. Đừng để tình trạng bệnh kéo dài
Bạn cần phải quan tâm và hiểu rõ về sức khỏe của mình. Khi có bất cứ sự thay đổi nào trên cơ thể, bạn hãy đến gặp bác sỹ và đừng bao giờ chủ quan, cho rằng mình còn trẻ thì sẽ không bị ung thư vú. Hãy chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của bản thân với những người có kiến thức chuyên môn để cùng tìm ra giải pháp cho vấn đề của bạn.
7. Tìm bác sỹ chuyên khoa
Nếu bạn được chẩn đoán mắc ung thư vú, điều quan trọng là cần đến đúng nơi điều trị để được đội ngũ y bác sỹ giỏi nhất chữa bệnh cho bạn. Các chuyên gia y tế đó sẽ nắm bắt được tất cả các phương pháp điều trị ung thư vú hiện đại để có thể giúp bạn.
8. Cần biết về tiền sử bệnh tật của gia đình
Điều quan trọng nữa là bạn phải biết tiền sử bệnh tật của gia đình mình và chia sẻ điều này với bác sĩ. Những phụ nữ có mẹ, em gái hay con gái bị ung thư vú có nguy cơ bị bệnh ung thư vú gần gấp 2 lần so với một phụ nữ không có tiền sử gia đình bị bệnh này. Hãy cho bác sĩ biết về thành viên trong gia đình bị ung thư vú hay bệnh vú nào khác, và họ được chẩn đoán mắc bệnh khi bao nhiêu tuổi.
9. Đừng ngại ngần đặt các câu hỏi
Khi không hiểu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh nhân ung thư vú, bạn hãy hỏi đội ngũ nhân viên y tế. Họ sẽ giải thích để giúp bạn lựa chọn các biện pháp trị liệu, tác dụng phụ có thể có và kết quả chữa trị ra sao. Bạn cũng có thể tìm kiếm các tài liệu liên quan về bệnh ung thư vú của mình để trao đổi với bác sỹ phụ trách. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao dễ mắc ung thư vú, hãy hỏi bác sĩ về các xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.
10. Kết nối và chia sẻ
Khi biết mình mắc bệnh ung thư, nhiều người thường cảm thấy bi quan và tuyệt vọng về sự sống của mình. Bạn hãy cố gắng vượt lên mặc cảm đó bằng cách kết nối và chia sẻ với mọi người trong gia đình, bạn bè và cả những người cũng mắc bệnh như mình. Bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin hữu ích về phương pháp chữa bệnh, cách chăm sóc bản thân… giúp bạn lạc quan hơn trong quá trình điều trị và cũng là một trong những chìa khóa giúp bạn chống chọi và vượt qua bệnh tật hiểm nghèo.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.