Các vi khuẩn luôn "rình rập" để xâm nhập vào cơ thể con người. Nhưng chắc chắn bạn chưa biết đâu là vi khuẩn có lợi và hại cho sức khỏe của mình.
Dưới đây là một số vi khuẩn có lợi và hại cho sức khỏe của bạn.
Các vi khuẩn có hại cho cơ thể
Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
Vi khuẩn Salmonella có hình que với lông roi, và đươc biết là có thể gây bệnh cho người, súc vật,và chim chóc (đặc biệt là giacầm) trên toàn cầu. Những người bị nhiễm vi khuẩn salmonella có thể gặp phải bệnh sốt thương hàn.
Bệnh xảy ra khi một số sinh vật salmonella không bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch bình thường của cơ thể. Các vi khuẩn salmonella còn sống sót sẽ tăng trưởng trong lá lách, gan và các bộ phận cơ thể khác và có thể nhiễm vào máu gây bệnh vi khuẩn huyết (bacteremia). Salmonella có thể lọt từ gan vào túi mật, tiếp tục sinh sống trong túi mật và đươc thải theo phân ra ngoài cho tới một năm.
Triệu chứng khi bị nhiễm bệnh là sốt cao, đổ mồ hôi, viêm dạ dày - ruột, tiêu chảy.
Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
Vi khuẩn này hiện diện một cách tự nhiên trong ruột của chúng ta cũng như của động vật. Có cả hằng trăm chủng E.coli. Vi khuẩn này có thể nhiễm vào các loại thịt động vật, nguồn nước (nếu nước không được khử trùng bằng chlorine), rau, trái cây, giá sống, sữa và các loại nước trái cây trong lon trong hộp nếu chúng không được hấp khử trùng trước khi bán ra.
Ở những người bình thường, nhiễm độc E.coli có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn, thân nhiệt có thể tăng chút ít. Bình thường bệnh khỏi sau 1 tuần hay 10 ngày. Bệnh có thể rất nặng ở trẻ em, ở những người cao tuổi, và ở những người mà hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật. Nhưng nó cũng có thể gây tử vong, hoặc phải lọc thận suốt đời ở những người có sức khỏe yếu.
Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
Vi khuẩn này phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng thường môi trường kiềm (pH >7). Ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các động vật biển (cá, cua, sò biển...), nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2-3 tuần. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị diệt bởi nhiệt độ (80độC/5 phút), bởi hoá chất thông thường và môi trường axit.
Vi khuẩn V.cholerae là thủ phạm chính gây ra bệnh tả. Khi nhiễm vi khuẩn, người bệnh có biểu hiện là đi tiêu lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”.
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
Vi khuẩn Shigella có thể được tìm thấy trong thịt gà, trong sa lát và trong sữa và là thủ phạm gây ra bệnh lỵ. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể thấy xuất hiện các biểu hiện như đau bụng quặn thắt, sốt nóng, và tiêu chảy thường có máu. Khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Trường hợp nặng có thể thấy ở các trẻ em dưới 2 tuổi. Các cháu có thể bị động kinh và co giật. Một số người bị nhiễm mà không bị bệnh gì hết nhưng họ lại có thể lây nhiễm cho các người khác.
Vi khuẩn có lợi
Bên cạnh các vi khuẩn gây hại, một số vi khuẩn lại đóng vai trò giúp cơ thể khỏe mạnh, loại trừ bệnh tật, đặc biệt là probiotic - lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn Probiotic là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột.
Khi vào trong ruột, vi khuẩn này phá vỡ các thực phẩm con người ăn vào để cung cấp một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Các thực phẩm chứa lợi khuẩn này gồm sữa chua, đồ uống từ sữa chua, sữa lên men và chưa lên men, đậu tương lên men và một số nước hoa quả, đồ uống đậu nành.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.