Khi tiểu tiện gặp khó khăn, ít nước, cảm thấy nóng... là lúc cơ thể cần những món ăn có tác dụng lợi tiểu. Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng thì với những trường hợp như vậy, trước khi đi khám để xác định bệnh, có thể sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu sau đây:
Canh mướp đắng |
Cháo loãng: cần chú ý là nấu thật loãng và nhừ, không bỏ muối hoặc bỏ rất ít. Nước cháo loãng chẳng những có tác dụng lợi tiểu tiện mà còn là một món ăn rất tốt khi lao động mệt mỏi, mất nhiều mồ hôi (người Hoa lúc nào ở trong nhà cũng có nồi cháo loãng để uống thường xuyên, nhất là sau vài giờ lao động);
Canh các loại như: cải xanh, khổ qua (mướp đắng), các loại lá chua (như me đất, khế, cỏ bợ...);
Nước ngô non luộc hay nước râu ngô: nên chú ý là không nên cho đường hoặc muối sẽ mất tác dụng lợi tiểu; Nước rau muống luộc vắt thêm một chút chanh; nước chanh đường (chỉ bỏ rất ít đường); Nước đậu đen luộc có tác dụng lợi tiểu và bổ thận; nước trà xanh; các loại quả có vị chua như xoài, bưởi, cam...
Trên đây là các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ tiểu tiện rất tốt và rất "lành", nhưng cần lưu ý là chỉ nên dùng vào buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên dùng vào buổi tối để tránh tiểu đêm, gây mất ngủ. Những người bị huyết áp cao khi đang uống thuốc tân dược để hạ huyết áp vẫn có thể dùng các loại thực phẩm này và có thể dùng xen kẽ với thuốc hạ huyết áp (thuốc hạ huyết áp đều có tác dụng lợi tiểu tiện). Tùy hoàn cảnh điều kiện của từng người và cũng nên thay đổi (luân phiên) các loại thực phẩm trên sẽ có tác dụng lợi tiểu tốt hơn.
Ngoài ra có thể dùng một số loại thuốc Nam thông thường, dễ tìm như: râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh, lá tre xanh. Mỗi ngày dùng chừng 100g (một trong 4 loại) nấu với 300ml nước còn khoảng 150 ml chia uống 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều). Nếu dùng phối hợp (có thể dùng chung nhiều loại, không nhất thiết phải đủ cả 4 loại), mỗi loại chừng 50g, nấu nước uống như trên.
Đối với những trường hợp tiểu ít, có phù và cổ trướng có thể dùng rễ cây si: lấy phần rễ còn lơ lửng (chưa chạm đất) dài chừng 5 - 7cm, băm nhỏ, sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng 50g, sắc với 200ml nước còn 100ml, uống làm 3 lần sáng, trưa, chiều. Đối với những người bị xơ gan, cổ trướng, giai đoạn gan còn "bù" (gan còn có thể phục hồi) sẽ có tác dụng rõ rệt.
Có thể dùng bẹ buồng cau (vỏ bọc buồng cau khi còn non, đông y gọi là đại phúc bì) hay quả cau tươi bỏ hạt: bẹ buồng cau thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ mỗi ngày dùng 50g, sắc với 200ml, còn 100ml, uống làm 3 lần sáng, trưa, chiều. Nếu dùng quả cau tươi: 3- 5 quả, bỏ hết hạt, thái nhỏ sắc với 200ml nước còn 100ml, uống làm 3 lần/ngày.
Trên đây là những vị thuốc Nam dễ tìm, dễ sử dụng và an toàn. Dĩ nhiên các vị thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là thuốc điều trị tiệt căn.
Nguồn: Thanh niên
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.