Nghiên cứu của các nhà khoa học những năm gần đây cho thấy: có tới 60-90% số người bị ung thư (k), là do những tác nhân trong môi trường gây ra. Trong số những tác nhân ấy thì ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu, đã có những kết quả điều tra về bệnh học chứng thực rằng: sự phát sinh bệnh k có liên quan chặt chẽ với vấn đề ăn uống.
Ăn uống và bệnh ung thư
*Tỷ lệ chất dinh dưỡng đưa vào không thích hợp và không đủ.
*Trong quá trình gia công chế biến thức ăn đưa thêm vào những chất mới độc hại.
* Độc tố của thức ăn biến đổi hoặc tàn lưu của thuốc trừ sâu.
Y học phương Đông sớm đã nhận thức về bệnh K, cho rằng do âm dương trong cơ thể không điều hòa, công năng của tạng phủ, kinh lạc và khí huyết bị trở ngại, gây ra khí trệ, huyết ứ, đờm ngưng, nhiệt độc, thấp tụ, giao kết với nhau dẫn tới phát sinh bệnh, ăn uống không thích hợp dễ gây bệnh là một trong những nguyên nhân của cơ chế bệnh nói trên. Ví dụ như K dạ dày, có người đã chứng minh rằng: Khu vực phát bệnh K dạ dày cao có đặc điểm là: ít đưa vào các thức ăn như rau tươi, thịt tươi, cá, trứng; dinh dưỡng tương đối kém, nhưng người bệnh lại ăn quá nhiều các thức chế biến bằng ướp muối, lượng muối cao, ăn nhiều các loại tinh bột; hoặc để những nơi ẩm ướt, ăn những thức ăn dễ sinh độc và nhiễm khuẩn; lại có trường hợp liên quan đến thói quen ăn uống không tốt như ăn uống không điều độ bữa đói, bữa no, thích ăn các thức ăn chiên rán, nướng hoặc ăn nhanh quá.
Người bị bệnh K thì sự tiêu hao của toàn thân lớn, công năng tỳ vị giảm sút rõ rệt, nếu ăn không điều độ sẽ tổn thương đến sự vận hóa của tì vị, gây ra huyết ứ, đờm thấp, nhiệt độc làm cho bệnh tình nặng thêm. Sách “Nội kinh” chỉ rõ: “Cao lương mỹ vị, đủ sinh đinh (nhọt) lớn”. Vì vậy kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh K. Hiện nay việc điều dưỡng bệnh nhân K về mặt ăn uống người ta thường gặp những vấn đề như kiêng hay không kiêng.
Vấn đề người bị bệnh K trong ăn uống kiêng kỵ thế nào, nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Tùy người mà kiêng
Phải căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Việc nâng cao protein cho người bệnh, phải thực hiện kiêng kỵ trong ăn uống thích hợp với từng người.
Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao; kiêng ăn các thức dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt nặng thêm.
Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm.
Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.
Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị bệnh K) nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng thuốc lá, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thức có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong.
Tùy bệnh mà kiêng
Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định. Nếu bệnh nhân ung thư mà phát thành sốt thì y học phương Đông gọi là người bệnh tính nhiệt, việc kiêng kỵ trong ăn uống hết sức quan trọng Thiên nhiệt bệnh-sách Tố vấn nói: “Bệnh nhiệt đới chữa được một ít, nếu ăn thịt thì bệnh trở lại, nếu ăn nhiều thì để lại di chứng, cho nên thứ này phải cấm”. Y học hiện đại cho rằng phát nhiệt tạo thành những chất mang tính acid tích tụ lại trong người; ăn thịt vào khi nó phân giải trong cơ thể cũng sinh ra nhiều chất mang tính acid. Khi những chất mang tính acid trong người tăng lên rõ rệt thì tính kích thích rất mạnh, sẽ làm hại công năng các khí quan của cơ thể.
Theo lý luận của y học phương Đông thì cua có tác dụng hoạt huyết hóa ứ (làm tan ứ) rất tốt, người đau dạ dày mà do huyết ứ ăn cua rất có lợi, tất nhiên cũng không nên ăn nhiều vì gạch cua (tính hàn). Nếu người bệnh bị K bàng quang thì cần kiêng ăn bột trân châu. Hiện nay đang lưu truyền ý kiến: Bột trân châu có thể giải độc và chữa K, nhưng lại có một số người bị K ăn bột trân châu vào bệnh tình lại xấu đi.
Tùy lúc mà kiêng
Khi bị bệnh K, cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ khi điều trị bằng phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu, lúc đó cần ăn nấm, ăn lươn, ba ba, long nhãn; Nếu xuất hiện miệng và lưỡi bị khô táo thì ăn mật ong, hải sâm, hạnh nhân, sau khi công năng toàn thân giảm sút, đường tiêu hóa càng bị ảnh hưởng rõ rệt, nên cần kiêng thuốc lá, rượu, các thức ăn cay, béo như (ớt, thịt mỡ); Sau khi điều trị bằng phóng xạ, càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, thịt gà). Còn bệnh K sau khi mổ, người bệnh cần áp dụng bổ bằng các thức thuần khiết, gọi là thanh bổ và các thức bình hòa, kiêng ăn ngậy béo, dầu mỡ, vị đậm, hải sản tanh và các thứ cay, nóng.
(Theo TreToday)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.