Bệnh hen là gì?
Hen là bệnh lý của đường hô hấp, bệnh nhân thường nhạy cảm quá mức với các tác nhân kích thích trong môi trường sống và lao động như bụi, khói (thuốc lá, than củi), phấn hoa, mùi sơn.. Khi tiếp xúc các tác nhân này, đường thở của người bệnh sẽ co thắt hẹp lại, làm cản trở không khí lưu thông gây ra những cơn ho, khó thở, khò khè. Ngoài ra, còn gây phù nề, tiết nhiều dịch nhầy tắc nghẽn và các tế bào phổi bị viêm khiến bệnh nhân không thở được. Viêm đường hô hấp mãn tính và co thắt là nguyên nhân của mọi triệu chứng hen và những đợt hen cấp tính nặng có thể tử vong.
Thiệt hại do bệnh hen gây ra không chỉ nằm trong các chi phí cho việc điều trị như thuốc men, khám chữa bệnh… mà làm suy giảm khả năng lao động, học tập và ngay cả trong những hoạt động thể lực bình thường nhất. Báo cáo của tổ chức Y tế thế giới cho thấy bệnh hen gây tốn kém nhiều hơn bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại.
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 5% dân số mắc bệnh, tương đương con số khổng lồ 4 triệu bệnh nhân hen. Chỉ tính riêng tại TP. HCM mỗi năm chi phí trung bình 108 triệu USD cho việc chữa bệnh, 288.064 ngày công lao động bị mất và cùng với hơn 4 tỷ đồng cho các phương pháp chữa trị không hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân làm cho việc điều trị hen chưa đạt được hiệu quả là do người bệnh không có những hiểu biết đúng đắn và chưa biết cách kiểm soát bệnh. Chỉ có 2 trong 10 bệnh nhân hen đến bác sĩ để khám và chữa bệnh.
Nhiều người còn nhầm tưởng triệu chứng khi ho kéo dài (thường vào ban đêm) là do các bệnh lý hô hấp thông thường như: viêm họng, viêm xoang, cảm cúm… đưa đến việc điều trị không được đúng mức. Thiếu hiểu biết về hen, người bệnh và gia đình sẽ không biết cách phòng tránh, bảo vệ cũng như khắc phục hậu quả do bệnh gây nên.
Kiểm soát bệnh hen như thế nào?
1. Tránh hít khói thuốc lá: Đa số nam giới đều hút thuốc lá nơi công cộng và ngay cả trong gia đình, điều này vô cùng có hại và ảnh hưởng không nhỏ tới chính bản thân họ và những người xung quanh, nhất là trẻ em.
2. Tránh hít phải không khí lạnh: Các cơn hen thường đến khi người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh chủ yếu vào mùa đông (như khi mở cửa sổ, đi xe máy, hơi tủ lạnh…).
3. Tránh hít thở trong môi trường nhiều bụi bặm, khói xăng, khói công nghiệp: Môi trường ô nhiễm, bụi bặm, khói xăng mỗi khi tắc đường cũng góp phần không nhỏ tạo nên cơn hen. Nên đóng kín cửa lại khi ở nhà hoặc bịt khẩu trang khi lái xe (loại có than hoạt tính) để bảo vệ đường hô hấp của bạn.
4. Cẩn thận trong ăn uống: Một số loại thực phẩm có thể làm bệnh nhân lên cơn hen dễ dàng, ảnh hưởng này tùy thuộc vào cơ địa từng người. Theo kinh nghiệm chung, những chất dễ làm lên cơn hen là: sữa, trứng gà, các loại đậu rang và hải sản.
Bột ngọt, các thực phẩm chứa chất metabisulfile (như bia, rượu chát) và các thực phẩm phơi khô cũng có hại cho bệnh hen.
5. Hạn chế ăn mặn: Các bệnh viện có nhận xét rằng trong số những người bị chết vì lên cơn hen, phần lớn là những người có lượng tiêu thụ muối rất cao.
Cần phải kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa co thắt phế quản (nguyên nhân đưa đến mọi triệu chứng), những bệnh nhân có triệu chứng hen xuất hiện 1 lần/ 1 tuần hoặc hơn chứng tỏ bệnh hen đã tiến triển dai dẳng, cần đến ngay trung tâm y tế để được chuẩn đoán và điều trị dự phòng đúng cách.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.