Rất nhiều bệnh nhân phàn nàn với bác sĩ rằng họ có gai cột sống ở cổ hoặc thắt lưng và cho rằng đây là nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, các mỏ xương này chỉ đơn giản rằng cột sống của chúng ta có sự thoái hóa và sự hiện diện của chúng không có nghĩa rằng chúng là nguyên nhân trực tiếp gây đau lưng.
Gai xương từ đâu đến?
Về mặt danh từ, từ “gai xương” thực sự gây cho chúng ta một sự nhầm lẫn vì từ “gai” với hàm ý rằng từ một vài thành phần của cột sống, gai xương sẽ trồi lên hoặc “mọc” lên và rồi nó đâm vào cơ thể chúng ta gây nên đau. Tuy nhiên, trái ngược với hàm ý này, trong thực tế các gai xương này lại là những cấu trúc nhẵn, trơn tru, được hình thành trong một thời gian dài.
Về mặt y khoa, gai xương được hình thành từ sự mở rộng của những cấu trúc xương bình thường. Các gai xương này được nhìn thấy trên phim Xquang cột sống biểu hiện sự thoái hóa cột sống (lão hóa cột sống). Ở những người trên 60 tuổi, các gai xương này khá phổ biến.
Cuộc sống bình thường có những áp lực, có thể đi cùng với những sang chấn tới cấu trúc cột sống, điều này gây nên sự thoái hóa lên đĩa đệm và các khớp cột sống. Với những yếu tố như tuổi, sang chấn, sai tư thế trong sinh hoạt và lao động, tạo nên sự phá hủy tích lũy dần dần lên xương và khớp. Ví dụ: Khi các vật chất của đĩa bị mài mòn từ từ, dây chằng bị lỏng và những vận động quá mức xảy ra ở khớp. Cơ thể đáp ứng lại một cách tự nhiên và cần thiết bằng cách làm các dây chằng dày lên để giúp giữ các cấu trúc xương với nhau. Qua thời gian, các dây chằng dày lên này sẽ “hóa xương”, kết quả tạo nên những chấm hoặc gai xương. Khi các dây chằng ở trung tâm ống sống (dây chằng dọc sau, dây chằng vàng) và ở lỗ liên hợp bị dày lên sẽ chèn ép vào hệ thống thần kinh gây triệu chứng lâm sàng.
Sự lão hóa làm biến đổi các mô của cơ thể từ giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành, nhưng thường quá trình này diễn ra rất chậm và không gây sự chèn ép thần kinh cho tới tận khi chúng ta 60-70 tuổi. Những yếu tố làm thúc đấy quá trình thoái hóa và hình thành mỏ xương ở cột sống gồm: bẩm sinh và di truyền; dinh dưỡng; phong cách sống (gồm sai tư thế trong sinh hoạt và lao động); chấn thương đặc biệt các tổn thương liên quan đến thể thao và tai nạn giao thông.
Gai xương trong các bệnh lý cột sống
Gai xương cột sống có thể thấy trong một số bệnh lý cột sống như: bệnh viêm xương khớp cột sống và bệnh lý hẹp ống sống.
Viêm xương khớp cột sống
Viêm xương khớp cột sống thường gây tình trạng cứng và đau thắt lưng, triệu chứng này thường nặng vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy và trở nên khá hơn sau khi chúng ta vận động một lúc, tuy nhiên đến cuối ngày, sau thời gian làm việc hoặc lao động tình trạng đau lưng lại xuất hiện.
Hẹp ống sống
Sự phát triển của gai xương đôi khi dẫn tới sự chèn ép vào ống sống, làm ống sống hẹp lại. Tình trạng này có thể gây chèn ép vào rễ thần kinh dẫn tới đau lan xuống chân, triệu chứng đau lan này có thể tồi đi khi chúng ta đi hoặc đứng lâu và đỡ hơn khi ngồi xuống.
Những biểu hiện khi bị gai xương
Đau lưng và đau cổ là những triệu chứng rất phổ biến do các diện khớp cột sống bị viêm làm cho các cơ ở cổ và thắt lưng bị kích thích gây đau. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm: đau âm ỉ ở cổ và thắt lưng khi đứng và đi; đau lan xuống hai vai (có thể cả lan lên đầu) nếu cột sống cổ bị ảnh hưởng; đau lan phía sau lưng và đùi nếu cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng.
Những triệu chứng của gai xương trở nên tồi hơn khi hoạt động và khá lên khi chúng ta nghỉ ngơi. Triệu chứng đau đối với gai cột sống thắt lưng thường cải thiện hơn khi chúng ta cúi về phía trước hoặc gập người về phía trước (tư thế này được gọi là tư thế “đẩy xe hàng”, giống như khi chúng ta đẩy xe chở đồ trong siêu thị, ở tư thế này phần lưng chúng ta hơi cong ra trước làm cho các diện khớp cột sống ở phía sau hơi mở rộng, làm giảm tải lên các diện khớp phía sau, từ đó làm giảm đau lưng).
Khi thần kinh bị chèn ép, các bệnh nhân bị gai xương cột sống có thể xuất hiện một vài triệu chứng chèn ép thần kinh sau: đau ở một hoặc ở cả hai tay hoặc ở chân; tê bì hoặc đau lan ở tay hoặc chân; yếu hoặc liệt tiến triển ở tay hoặc chân; một vài trường hợp có thể rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột.
Những triệu chứng trên có thể gặp ở các bệnh lý cột sống khác, không có triệu chứng đặc trưng của bệnh gai cột sống. Vì vậy, hãy đừng vội quy kết các triệu chứng của bạn cho gai cột sống, việc quan trọng là hãy đến các bác sĩ chuyên khoa cột sống để được tư vấn cụ thể.
Điều trị thế nào?
Hầu hết các bệnh nhân có thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Bằng thuốc (thường được sử dụng các thuốc chống viêm và giãn cơ); nghỉ ngơi (hoạt động có thể làm tăng quá trình viêm ở diện khớp, vì vậy nghỉ ngơi trong thời gian ngắn có thể giúp giảm quá trình viêm này), hay vật lý trị liệu (sau 1-2 tuần, vật lý trị liệu, các bài tập cột sống hoặc tác động cột sống có thể làm giảm bớt đau do viêm diện khớp cột sống, khôi phục sự mềm dẻo, tính linh hoạt và sức bền của cột sống cổ và thắt lưng).
Trong một số trường hợp, các gai xương cột sống chèn ép vào ống sống làm hẹp ống sống hoặc kích thích các rễ thần kinh mà điều trị bảo tồn không có hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng. Phương pháp phẫu thuật mục đích chính là để giải ép ống sống, giải phóng chèn ép thần kinh hoặc có thể gọt bỏ gai xương.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.