Khi thời tiết chuyển từ ấm áp sang lành lạnh bởi gió heo may, đó là dấu hiệu của mùa xuân tươi vui, nhưng cũng là lúc những chứng bệnh như cảm cúm, bệnh đường ruột rất khó chịu có thể xuất hiện.
Đề phòng bệnh cúm
Tiết trời từ mùa Đông chuyển sang Xuân với thời tiết lạnh có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tất cả là điều kiện thuận lợi để vi trùng, virut, nấm mốc, ký sinh trùng… phát triển nên con người nhất là người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn các mùa khác, trong đó cao nhất là bệnh về hô hấp. các virut gây cảm cúm thường lây truyền qua không khí bởi các hạt nước bọt li ti được bắn ra do ho, hắt hơi hoặc qua các chất dịch tiết của người bệnh. Bệnh lan truyền từ người bệnh sang người lành, khi những hạt nước bọt li ti có chứa virut cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho hắt hơi.
Sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh cúm, trong vòng 4 ngày sau người bị nhiễm có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh và sau đó khoảng 1-3 ngày sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Biểu hiện đầu tiên, thường gặp nhất của người mắc bệnh là mệt mỏi, sốt, nhức đầu và lừ đừ, kế đến bị đau hay rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt có thể gặp sốt nhẹ trong những ngày đầu, sau đó sốt cao và bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, có thể kéo dài 7-10 ngày. Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém.
Để phòng bệnh cúm, mỗi người cần vệ sinh cá nhân tốt, giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hạn chế đến chỗ đông người khi có dịch.
Đề phòng bệnh lý trên hệ tiêu hóa
Mùa xuân còn là dịp để những cuộc vui, tiệc tùng với các món ăn giàu chất dinh dưỡng nên nó phá vỡ chế độ cân bằng thường ngày của mọi người. Do vậy, cơ thể sẽ bị mất cân bằng nên sẽ gây ra những xáo trộn trên hệ thống tiêu hóa.
Mặt khác, nếu không bảo quản tốt thực phẩm thì đây sẽ là nơi thu hút ruồi nhặng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa mà thường thấy nhất là bệnh tiêu chảy.
Vì vậy, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thức ăn, mọi nhà cần có chế độ bảo quản thức ăn và có chế độ ăn phù hợp, không nên ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, không nên sử dụng nhiều bia, rượu, không nên dự trữ thức ăn trong nhiều ngày, nếu thức ăn có mùi vị lạ, phải hủy bỏ ngay.
Với các loại bánh như bánh tét có thể tồn trữ lâu nhưng nếu thấy nấm mốc xuất hiện bên ngoài và lan đến phần bánh bên trong thì kiên quyết hủy bỏ; lạp xường trước khi ăn cần nướng hoặc chiên cẩn thận.
Trong các bữa tiệc có lượng chất dinh dưỡng dồi dào nhưng lượng sinh tố, chất khoáng thường bị thiếu hụt nên gây mất cân bằng của bữa ăn cần thiết. Do vậy thực đơn trong các ngày lễ tết phải chú ý đến việc gia tăng các loại rau và hoa quả tươi nhằm phòng ngừa được một số bệnh đường ruột, giảm tác hại đối với tim mạch do thức ăn gây ra, cần thiết phải cân đối các chất trong bữa ăn và ăn kèm với các thức ăn nhiều chất xơ.
Sau khi uống quá nhiều rượu, bia nên uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể, vì gan rất cần nước để chuyển hóa rượu và mỡ.
Riêng với các bậc cao tuổi, để bảo vệ sức khỏe trong dịp này cần lưu ý:
- Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, đôi bàn chân; không nên đi xa, không đi chơi khuya, nhất là những ngày thời tiết giá lạnh cần tránh ra ngoài trời, đặc biệt là không ra ngoai trơi khi vưà uôn g rươụ , bia... để đề phòng cảm lạnh.
- Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.
- Về ăn uống, tránh quá bữa, bỏ bữa nhưng cũng không ăn quá nhiều bữa, dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn vừa phải. Người có bệnh tim mạch chẳng hạn, nếu ăn quá no, làm máu dồn nhiều về dạ dày để tăng cường tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở cơ tim và não bộ làm phát sinh các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; có thể gây đột qụy nếu có tình trạng thiểu năng tuần hoàn trước đó.
Cần giảm các thức có nhiều mỡ, tránh ăn các thực phẩm như thịt mỡ và các phủ tạng, hạn chế uống nước ngọt, ăn mứt, bánh kẹo, nhớ uống đủ nước, nên ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp cho cơ thể đủ lượng các chất khoáng, các loại vitamin nhất là các vitamin C, E, beta-caroten… là những chất chống oxy hóa mạnh.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.