Nhiễm giun là bệnh hay mắc phải ở trẻ nhỏ. Giun có thể lây nhiễm qua đường miệng do ăn phải thức ăn, đồ uống mất vệ sinh chưa đun sôi, nấu chín, thức ăn sống chưa được rửa sạch, qua da do tiếp xúc với môi trường, đất, nước mất vệ sinh... Nhiễm giun tuy là bệnh nhẹ, dễ xử lý nhưng nếu không quan tâm, chữa trị kịp thời lại dễ để lại những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết sớm trẻ nhiễm giun
Trẻ nhiễm phải giun thường có những biểu hiện sau: Trẻ ăn uống kém, hoặc có thể ăn uống bình thường nhưng không tăng cân. Thường đau bụng quanh vùng rốn hoặc hố chậu phải, đau khi đói. Trẻ nhỏ có thể có biểu hiện nôn trớ. Cá biệt có trẻ nôn cả ra giun. Kiểm tra phân có thể thấy lẫn giun. Trẻ nhiễm giun thường xanh xao do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Trẻ ngủ kém, hay tỉnh giấc, khóc lóc vô cớ, thích nằm sấp, hay gãi hậu môn (nếu nhiễm giun kim), đái dầm. Khi đưa trẻ đến khám, xét nghiệm phân sẽ thấy có trứng giun. Trẻ mắc giun nặng có biểu hiện chậm lớn, bụng to, hay rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng.
Nguy cơ khi trẻ nhiễm giun
Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, trẻ bị nhiễm giun sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và sự phát triển thể chất. Đó là bởi giun là vật ký sinh sống bám vào vật chủ, lấy mất dinh dưỡng của cơ thể vật chủ khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Giun tóc, giun móc bám vào thành ruột không chỉ hút chất dinh dưỡng mà còn gây chảy máu rỉ rả dẫn tới thiếu máu, gây loét, viêm ruột. Trong quá trình ký sinh, giun cũng tiết ra các độc tố gây hại cho cơ thể của trẻ như dị ứng, sốt...
Chưa kể hậu quả có thể vô cùng tai hại khi giun chui lên ống mật gây tắc ống mật, giun nhiều gây tắc ruột. Giun cũng có thể chui vào các nội tạng khác như gan, tụy, phổi... gây vàng da, đau bụng thường xuyên, nôn ói, viêm gan, viêm phổi. Đối với trẻ gái, nhiễm giun kim có khi dẫn tới viêm đường tiểu, viêm âm đạo, vòi trứng do ban đêm giun bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng, sau đó đi lạc vào đường âm đạo. Nhiễm giun kim khiến trẻ hay gãi hậu môn, hậu quả là hậu môn có thể bị loét.
Khi trẻ bị nhiễm giun, cơ thể suy yếu cũng là điều kiện để các vi khuẩn thâm nhập cơ thể, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
Tẩy giun đúng cách
Thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn do nhiễm giun có thể dùng thuốc tẩy giun sớm hơn nhưng phải được bác sĩ nhi khoa khám và chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng thích hợp. Có một số thuốc được coi là thông dụng để tẩy giun cho trẻ như Albendazol có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim; mebendazol (chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi); pyratel (không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi)... Thuốc tẩy giun cũng có tác dụng phụ không mong muốn, vì thế cần uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi những phản ứng ở trẻ để kịp thời xin ý kiến của thầy thuốc. Phụ huynh nên cho con uống ít nhất một năm một lần thuốc tẩy giun thông thường, nếu trẻ đã từng nhiễm giun, nên uống nhắc lại 6 tháng một lần. Trong trường hợp xác định trẻ nhiễm giun, cần khám bác sĩ để được chỉ định điều trị, không nên tự mua thuốc về điều trị.
Theo SKDS
Cách phòng tránh nhiễm giun cho trẻ
Trước hết, để không nhiễm giun, cần đảm bảo môi trường sống vệ sinh sạch sẽ, đi tiêu tại nhà cầu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, đảm bảo nguồn nước xa nơi nuôi gia súc gia cầm, nhà tiêu. Đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu.
Đối với trẻ em: Luôn cắt móng tay và loại bỏ thói quen mút tay ở trẻ. Không cho trẻ bò lê la trên đất, nền nhà không lau sạch. Không để trẻ ở truồng hay mặc quần thủng đít.
Cho trẻ ăn uống thức ăn, đồ uống đảm bảo đã được nấu chín, hoa quả rửa sạch, gọt vỏ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Nếu trong nhà có người nhiễm giun, nên tẩy giun cả nhà, từ người lớn tới trẻ nhỏ.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.