Gần đây khi quan hệ với chồng được một lúc, tôi lại thấy bị đau rát ở cửa mình và môi dưới của bộ phânh sinh duc. Đặc biệt sau đó mỗi khi tôi đi tiểu và vệ sinh vùng kín thì sự đau rát đó càng mạnh hơn, hiện tượng này phải kéo dài khoảng 2-3 ngày sau mới khỏi . Vậy mong bác sỹ có thể giải đáp giúp tôi hiện tượng tượng trên . Liệu tôi có mắc phải căn bệnh nào không vì chồng tôi không phải là người thô bạo ? Trân trọng cảm ơn bác sỹ! (Lê Thị Dung)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Khi người phụ nữ cảm thấy đau lúc quan hệ tình dục thì sự ham muốn sẽ giảm đi, thậm chí sẽ mất hết cả khoái cảm. Đôi khi, nguyên nhân của hiện tượng này rất đơn giản vì họ không muốn quan hệ, khi chưa được kích thích đầy đủ dể cho cơ vùng bụng dưới giãn ra hoặc có thể là do bị nhiễm vài bệnh
Dưới đây là vài loại đau cơ bản ở nữ giới để bạn có thể tham khảo
Đau và khô
Có thể là bạn chưa được kích thích đầy đủ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của các cơn đau khi giao hợp. Cứ 3 người phụ nữ thì có 2 người bị tình trạng này. Cơ thể bạn được cấu tạo để cho nam giới “thâm nhập” khi đã “sẵn sàng”. Nếu có màn dạo đầu không đủ thời gian, rối loạn hormone, áp lực, phiền muộn thì chẳng bao giờ cơ thể bạn thấy có hứng để yêu. Vì thế chuyện cô bé không khóc là điều đương nhiên xảy ra.
Giải pháp: Vài loại thuốc có thể “tưới tiêu” cho "đồng ruộng" khô hạn. Bạn nên dùng chất bôi trơn trong trường hợp không đủ “ướt át”.
Ra khí hư, ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu hoặc có mụn
Có thể bạn bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Bệnh mụn rộp, nấm clamydia hoặc nhiễm HPV (virus tác nhân gây ra các bệnh tình dục) hoặc viêm tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu là những tác nhân gây ra triệu chứng này. Sự chà xát gây ra bởi giao hợp có thể làm tăng tình trạng này, khiến bạn thấy không thoải mái.
Giải pháp: Bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm. Đừng bao giờ lơ là với bất kỳ triệu chứng nào với "chỗ đó". Phần lớn các bệnh lây nhiễm này sẽ không tự đi khỏi cơ thể bạn.
Tấy đỏ và nhức nhối trong khi quan hệ
"Cô bé" bị rát da. Vùng da xung quanh âm đạo rất nhạy cảm nên dễ nóng rát khi dùng xà phòng nhiều mùi, chất tẩy, dùng tampon và đồ lót quá chật. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng chất latex trong bao cao su
Giải pháp: Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị. Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Không dùng băng vệ sinh dạng tampon khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung. Hạn chế đồ lót dạng dây vì khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.
Co thắt âm đạo
Là trạng thái co thắt mạnh và không chủ ý của các cơ gần âm hộ. Trạng thái này xảy ra khi đưa bất cứ một vật gì vào âm đạo, có thể là dương vật, ngón tay, que bông hoặc dụng cụ khám phụ khoa và làm cho lỗ ngoài của âm đạo co chặt lại.
Người phụ nữ bị chứng bệnh này sẽ không thể giao hợp được hoặc rất đau khi cứ cố giao hợp. Trong số ít trường hợp, co thắt âm đạo có thể xảy ra do bệnh ở cơ quan sinh dục. Nếu phụ nữ bị viêm nhiễm vùng tiểu khung, màng trinh dày, cứng hoặc có bệnh do sinh đẻ gây ra thì việc giao hợp có thể gây đau và sự đau đớn này có thể gây chứng co thắt âm đạo.
Giải pháp: Vì chứng co thắt đau âm đạo là sự co thắt các cơ ở âm đạo nên một số thầy thuốc cho rằng phải chữa sự co thắt này. Họ tiêm thuốc gây tê tại chỗ vào khu vực âm đạo để giảm sự đau đớn mỗi khi giao hợp, một số cho bệnh nhân dùng Valium (thuốc an thần tạo sự yên tĩnh và chuẩn bị tốt hơn cho giao hợp).
Chảy dịch âm đạo, nóng sốt, đau trong khi đi tiểu hoặc ra máu bất thường
Có thể bạn bị bệnh viêm xương chậu (PID). Bệnh này sinh ra do các vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan sinh sản qua cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị viêm, các vi khuẩn từ âm đạo lại càng dễ dàng xâm nhập vào dạ con và ống dẫn trứng.
Giải pháp: Dựa vào những nguyên nhân gây ra bệnh mà bạn có thể biết một số phương pháp để phòng chống như luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vệ sinh âm đạo sạch sẽ. Trong trường hợp đã mắc bệnh thì người bệnh phải dùng kháng sinh trực tiếp nếu không sự viêm nhiễm sẽ ngày càng lan rộng.
Để trả lời câu hỏi của bạn: Bạn có mắc căn bệnh nào không? Theo chúng tôi bạn nên đi khám để biết chính xác, bác sĩ sẽ tìm ra biện pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Bs.Thuocbietduoc
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.