Chào bác sĩ!hầu như tôi hay bị đái dắt,nhiều khi đái dắt nhiều làm tôi bị đái buốt và ở âm đạo của tôi xuất hiện một nang mềm nhỏ làm cho tôi không quen và cảm thấy rất vướng rất khó chịu(theo tôi cảm nhận là do mình cố tiểu nhiều quá nên bị như vậy)tôi rất sợ không biết mình có bi bệnh gi bất thường không?Tôi không bị viêm nhiễm hay ngứa ngáy gi cả,tôi cũng đi khám bác sĩ rồi nhưng chỉ trình bày bệnh đái dắt thôi chứ không dám nói hiện tượng kia,Tôi mong bác sĩ giúp đỡ!Hiện tại thì tôi vẫn đang bình thường nhưng tôi sợ sẽ tái phát(mỗi lần như thế tôi rất khổ sở vì khó chịu).Mong bác giúp đỡ!Tôi xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Minh Anh)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Bạn không cho biết bạn bao nhiêu tuổi và đã sinh con chưa, vì đối với những người lớn tuổi và đã sinh con 1-2 lần thì bộ phận sinh dục có thể thay đổi so với người trẻ tuổi chưa sinh đẻ.
Về giải phẫu, cơ quan sinh dục từ ngoài vào trong gồm: môi lớn, môi bé, màng trinh, trong cùng là âm đạo. Nếu tính từ trên xuống dưới thì trên cùng là âm vật rồi đến lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo. Bình thường thì các bộ phận này khép kín, không tạo thành u cục để chúng ta sờ thấy.
Người lớn tuổi, nhất là đã sinh đẻ nhiều lần, có thể bị sa thành âm đạo (thành trước và thành sau) gây cảm giác khó chịu, vướng víu. Chỉ trong trường hợp đó bạn mới sờ thấy một khối ở âm đạo, khối đó chính là thành âm đạo bị sa.
Tình trạng trên hay gặp ở những phụ nữ sau đẻ lao động nặng, sớm hoặc ở những người có cơ địa lỏng lẻo. Ngoài ra, một số người có thể bị nang nước thành âm đạo; nếu nang mọc ngay ở mép gần màng trinh thì có thể tự sờ thấy.
Để loại trừ tất cả những trường hợp này, bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Chỉ can thiệp được nếu là nang nước thành âm đạo.
Về hiện tượng tiểu rắt của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau. Bình thường chúng ta tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu ban đêm. Tiểu rắt là tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm
Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận bài tiết (cầu thận, ống thận) và bộ phận dẫn xuất nước tiểu (bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng trong một cơ quan thống nhất. Các chứng bệnh dù ở bộ phận nào cũng đều có ảnh hưởng chung cho cả hệ tiết niệu và còn liên quan mật thiết với hệ sinh dục.
Tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt. Nguyên nhân thường gặp là viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, các khối u ở tiểu khung phụ nữ và còn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhiễm lậu cầu).
Với những triệu chứng tiểu rắt mới phát hiện lần đầu không kèm theo các triệu chứng khác, có thể dùng các thuốc sau: kháng sinh bactrim hoặc pefloxacin 2-3 viên/ngày, các thuốc giãn cơ (atropin), thuốc an thần (sen vông, seduxen). Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, 2-2,5 lít/ngày (nước râu ngô, rau má càng tốt).
Để xác định nguyên nhân và điều trị, bạn nên đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm...tại các cơ sở y tế.Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang).
Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.