Chị chồng tôi có 1 cháu gái đầu sinh mổ được 3.2kg. Do 4 tháng liền mẹ bé ở cữ k cho ra ngoài nên bé thiếu canxi nhiều, da trắng xanh . Đến nay bé được 14tháng, mọc 4răng, cao 70cm mà nặng có 8kg. Thóp mềm và rộng, da thịt nhẽo nhèo, chân tay nhỏ xíu như đứa mấy tháng vậy. Bé hay quấy khóc khi ngủ lẫn khi thức . Bé đi được nhưng hơi khuỳnh , đầu gối đưa ra ngoài và Mẹ của bé không chịu đưa con đi khám bệnh vì cứ nghĩ con mình vẫn khoẻ chỉ còi chút thôi nên không thể biết bệnh bé như nào . Tôi đoán bé bị thiếu canxi . Vậy cho tôi đựoc hỏi thời điểm này bé đã đủ tuổi để tiêm mũi D3 hay chưa ? (Bé rất lười ăn và uống thuốc). Mũi D3 bây giờ là bao nhiêu tiền một mũi vậy ? Gia đình xin chân thành cảm ơn các chuyên gia tư vấn . (Nguyễn Thị Ngọc Anh)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong phát triển xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu canxi, phốt pho ở ruột, làm tăng hấp thu 2 chất này ở thận và điều hòa việc tổng hợp, bài tiết hoóc môn phó giáp trạng.
Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D thì chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu vitamine D là điều có thể phòng tránh được.
Nên bổ sung vitamin D cho trẻ thế nào?
Cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10 mcg (hay 400 UI) mỗi ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, bổ sung cho tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (ở xứ lạnh nhiều sương mù), cần bổ sung vitamin D với lượng 800 UI/ngày.
Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D thì không cần cho uống thêm vitamin D.
Nên cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong bao lâu?
Trong cơ thể, bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng, các tiền vitamin D3 sẽ dược hoạt hoá thành vitaminD3. Sau đó, vitaminD3 được hấp thu trực tiếp bởi mạch máu.
Lượng vitamin D3 được hấp thụ nhờ ánh nắng chiếm tới 50 – 80% nhu cầu cơ thể. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng tắm nắng là một trong những biện pháp hữu hiện để kích thích vitamin D dưới da phát triển, cung cấp cho cơ thể phòng tránh bệnh còi xương.
Phụ nữ khi mang thai không nên quá kiêng khem mà hãy tăng cường đi ra ngoài, tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, sau khi sinh một tháng cũng có thể tắm nắng để phòng ngừa còi xương.
Cần lưu ý, chỉ tắm nắng, đi ra ngoài vào lúc sáng sớm, khi ánh nắng dịu, trước 9h sáng (tốt nhất là từ 6h30 – 7h30), tránh ánh nắng từ 10h sáng đến 3h chiều (vì đây là thời điểm ánh nắng gay gắt nhất trong ngày). Ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, lưng, bụng mới có hiệu quả.
Chế độ ăn giúp cung cấp vitamin D cho trẻ
Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thu tốt vitamin D.
Cách bổ sung vitamin D tốt nhất cho trẻ là trực tiếp qua chế độ ăn.
Chúc bé sức khoẻ.
Bs.Thuocbietduoc
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.