con tôi 6.5 tháng tuổi bé đã ăn dặm rành rồi không hiểu sao khoảng 15 ngày trở lại đây bé bú rất ít thay vì 5-6 bình (120ml/ngày) chỉ còn 5-6 bình (80-90ml/ngày), lúc mới ăn bé ăn rất ngon miệng và nhiều nhưng nay bé ăn được 2-3 muỗng thì bé phun mưa và không chịu nuốt - mỗi ngày bé ăn 3 cử trưa, chiều, tối. Tôi thấy vậy hay rơ lưỡi cho bé nhưng không cải thiện được, bé mọc răng đầu tiên vào khoảng thời gian đó và bây giờ mọc tiếp răng thứ 2 không biết đó có phải là nguyên do, nếu phải thì sao còn không phải thì tôi phải làm thế nào xin ý kiến bác sĩ để tôi chăm sóc bé tốt hơn_Tôi cảm ơn rất nhiều . (đồng thị ngọc châu)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ thường ăn ít, bỏ ăn hay sợ ăn. Trẻ sợ ăn thậm chí phản ứng khi nhìn thấy bữa ăn như phun mưa, khóc, ngậm thức ăn không chịu nuốt, chạy trốn, nôn, kêu đau bụng…Biếng ăn còn bao gồm cả những trường hợp khi không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, rau, quả... Điều này dẫn đến trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng như khiến cho cha mẹ lo lắng.
Nguyên nhân chủ yếu gây biếng ăn ở trẻ:
-Trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính: Sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm phổi…
-Trẻ mọc răng, sưng lợi
-Trẻ mải chơi, ăn uống không có giờ giấc
-Trẻ hay ăn quà vặt hay uống nước ngọt, ăn kẹo bánh trước bữa ăn
-Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị với trẻ.
-Một số bà mẹ dùng thức ăn, để pha lẫn thuốc làm cho trẻ cảnh giác nên không ăn thức ăn đó
-Do hiện nay, một số bà mẹ có thói quen cho trẻ ăn đồ ăn xay nhuyễn nên trẻ lười nhai, lâu dần thậm chí khi trẻ đã quá chán với thức ăn xay nhưng khi chuyển sang thức ăn thô hơn vẫn làm trẻ ngại nhai và dẫn đến lười ăn...
Làm gì khi trẻ biếng ăn:
-Nếu trẻ đang mắc các bệnh cấp tính thì phải điều trị nguyên nhân nhiếm khuẩn trước và thực hiện chế độ nuôi dưỡng đối với trẻ ốm.
-Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng 5 tháng tuổi) nên tập ăn cả bã, tập ăn nhiều laọi thức ăn, luôn thay đổi bữa để trẻ ngon miệng, ăn háo hức hơn.
-Không nhất thiết bắt trẻ ăn bữa nào cũng phải đủ và không nên nhồi nhét trẻ. Nhưng cố gắng linh hoạt sao cho trẻ ăn đủ lượng ăn trong ngày là được.
-Nên tạo một không khí thoải mái trong khi ăn, như mẹ kể chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, chế biến bữa ăn của trẻ sao cho có nhiều màu sắc giúp trẻ luôn được cuốn hút, mùi vị thức ăn thơm ngon, nấu xong nên cho trẻ ăn ngay cũng là cách giúp trẻ ăn ngon hơn.
-Không nên cho trẻ ăn quà vặt, uống nước ngọt trước bữa ăn, không nên pha thuốc với sữa cũng như dùng một số thức ăn để nhồi thuốc vào trong (chuối), làm cho trẻ sợ uống thuốc nên cũng sợ luôn thức ăn đó
-Tuyệt đối không quát mắng khi trẻ không chịu ăn, nhất làkhi cơ thể trẻ đang mắc bệnh, trẻ ốm vì như thế dễ làm trẻ chống đối không ăn, dễ gây chứng biếng ăn về sau. Nên động viên nhẹ nhàng trong khi trẻ ăn.
Trường hợp con bạn, bé đang mọc răng nên đau lợi. Điều này khiến bé sợ ăn đấy! Nếu thấy bé quấy khóc nhiều, có thể là bé đang đau, bạn có thể cho bé uống một chút thuốc giảm đau thông thường theo cân nặng của trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng nên tham vấn liều lượng cũng như khi nào dùng thật cụ thể bởi bác sĩ. Bạn cũng nên bổ sung thêm sữa hoặc bổ sung thêm canxi cho trẻ hơn trong giai đoạn này sẽ giúp việc mọc răng của trẻ nhẹ nhàng hơn.
Chúc bé yêu nhà bạn khoẻ mạnh
BS Phạm Thanh Thuỷ
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.