Chỉ hạn chế thức ăn chính, ăn nhiều hoa quả, ăn cơm trước, ăn thoải mái thức ăn không có đường, không ăn tinh bột ... đó là những sai lầm trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.
Hiện nay, bệnh tiểu đường đang tăng một cách báo động. Việt Nam là nước có tốc độ mắc nhanh trên thế giới. Chỉ trong 10 năm (2002-2012), tỷ lệ mắc đã tăng gấp 2 lần. Chế độ ăn uống hợp lý cho người tiểu đường để nhằm mục đích luôn duy trì mức đường huyết trong máu ở giới hạn bình thường hoặc cố gắng ở ngưỡng an toàn để ngăn ngừa và giảm các nguy cơ biến chứng. Các biến chứng xảy ra khi bị tiểu đường: biến chứng về thận, mắt, tim mạch,… Vì vậy, các thành phần lipid trong máu phải ở giới hạn để tránh nguy cơ mắc thêm các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Chế độ ăn uống sao cho phù hợp đối với người bị tiểu đường là điều hết sức quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý gồm 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín, vẫn cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.
Dưới đây là một số những sai lầm trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường:
Chỉ hạn chế thức ăn chính mà không hạn chế tổng nhiệt lượng: Có một số người bệnh chỉ hạn chế thức ăn chính mà không hạn chế thức ăn phụ, hàng ngày hấp thụ vào cơ thể một lượng lớn thịt và hoa quả, kết quả dẫn đến việc kiểm soát bệnh tình không có hiệu quả. Quan niệm đúng chính là khống chế sự cân bằng tổng nhiệt lượng nạp vào cơ thể hàng ngày. Thực phẩm từ thịt và lượng dầu mỡ chế biến hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tổng nhiệt lượng qua cao. Chính vì thế, người bị tiểu đường nên ăn nhiều rau và đồ khô.
Hoa quả cũng như rau xanh, có thể ăn thỏa thích. Hoa quả chứa nhiều đường hơn rau xanh, bệnh nhân tiểu đường muốn khống chế lượng đường ổn định cần ăn hoa quả vào khoảng giữa hai bữa ăn. Trong hoa quả có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng nâng cao hoạt tính insulin. Trong trường hợp phải khống chế lượng đường huyết, ăn hoa quả một lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của con người.
Ăn cơm khô trước, sau đó mới uống nước canh: Nhiều người thường có thói quen ăn cơm khô trước, sau đó mới uống nước canh. Trình tự này đối với người bình thường sẽ không có vấn đề gì, nhưng đối với những người bị tiểu đường type 2 thì cách ăn này không những làm tăng lượng đường huyết một cách rõ ràng mà còn không rút ngắn được cảm giác đói bụng.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thỏa thích các món ăn “không có đường”: Các món ăn không có đường không có nghĩa là không có calo. Nếu ăn thỏa thích các món ăn này thì cơ thể sẽ dễ dàng bị béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao. Cho nên bệnh nhân cần chú ý tới số lượng calo trong thực phẩm để tránh mập và giữa mức đường huyết bình thường.
Bệnh nhân tiểu đường phải ăn theo một chế độ riêng biệt. Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cùng các loại thực phẩm như mọi người nhưng với số lượng vừa phải, thích hợp với mức độ đường huyết và liều lượng các thuốc hạ đường huyết đang dùng. Và không cần tốn tiền mua những loại thực phẩm được gọi là “Dành riêng cho bệnh tiểu đường”.
Bị tiểu đường là phải ăn cơm, ăn bánh mì càng ít càng tốt. Bênh nhân phải ăn ít cơm, bánh mì… cân bằng với các loại thực phẩm khác, theo tỷ lệ 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm. Cơm, bánh mì… là nguồn năng lượng quý báu cho cơ thể mà chúng ta không được loại bỏ. Có người ăn chế độ ít carbohydrate, nhưng lại tăng chất đạm và chất béo. Theo chế độ này lâu ngày bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn. Vì thế, cân bằng các loại thực phẩm là điều cần làm.
Lời khuyên trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu tháo đường:
- Chia thành nhiều bữa trong ngày, không bỏ bữa, ăn đúng giờ.
- Nên ăn dầu mỡ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe được chế biến từ đậu phụ, vừng, hạt lạc, cá…
- Không ăn mặn.
- Không uống bia rượu và các chất kích thích.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.