Dung dịch rửa tay không cần nước đã trở nên ngày càng phổ biến trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên không như mọi người nhầm tưởng, cứ vệ sinh tay bằng dung dịch này sẽ “diệt khuẩn” như quảng cáo. Nếu sử dụng thường xuyên hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Nhiều người thậm chí còn thay thế việc vệ sinh tay bằng dung dịch rửa tay “thần kỳ” này, họ luôn đem chúng bên mình mà chưa bao giờ hình dung ra, bên trong dung dịch đó có những hóa chất có thể tác động lâu dài và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng tại sao dung dịch rửa tay không cần nước vẫn phổ biến như vậy, lý do là ở tính tiện dụng của nó. Người ta có thể vệ sinh tay ngay lập tức chỉ với một lượng nhỏ dung dịch này ở bất cứ đâu kể cả nơi không có nước hay xà phòng.
Không thể tiêu diệt hết vi khuẩn
Vậy dung dịch rửa tay không cần nước có thể diệt sạch các loại vi khuẩn không? Câu trả lời là không. Các chuyên gia thuộc khoa bệnh truyền nhiễm, Đại học Washington, Mỹ đã lý giải, các loại nước rửa này có tác dụng diệt khuẩn nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều bị đánh bại, chúng chỉ bị tiêu diệt khi tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Đối với các vết bẩn hữu cơ trên tay, việc rửa tay bằng dung dịch không dùng nước không có hiệu quả, nó không thể loại bỏ được các vết bẩn hữu cơ lớn và bám chặt. Các loại vi khuẩn nằm dưới những vết bẩn này sẽ không bị tiêu diệt khi rửa tay không dùng nước. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu rửa tay bằng nước và xà phòng thông thường có thể tiêu diệt tới 60% các loại vi khuẩn bởi chúng hầu hết bị trôi theo dòng nước. Còn nếu sử dụng xà phòng diệt khuẩn, mức độ vi khuẩn bị tiêu diệt có thể tăng lên xấp xỉ 100%.
Hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch rửa tay không dùng nước đã rõ, nhưng việc lạm dụng làm sạch tay bằng dung dịch này có thể đem lại những hậu quả khó lường thì ít người biết đến. Đó là do các thành phần có trong dung dịch rửa tay.
Triclosan
Triclosan là chất hóa học có đặc tính kháng khuẩn, nó thường được bổ sung chủ yếu vào xà phòng, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm làm sạch…. Một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ đã phát hiện ra chất triclosan cũng được tìm thấy trong quần áo, đồ nấu nướng, đồ nội thất hay thậm chí cả đồ chơi …, để giảm mức độ vi khuẩn xâm nhập vào sản phẩm. Tức là sản phẩm càng có khả năng kháng khuẩn, sản phẩm nó càng có nguy cơ cao sử dụng triclosan.
Trong khi đó, chất triclosan đã được chứng minh làm rối loạn nội tiết, gián đoạn chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và góp phần vào việc kháng thuốc kháng sinh ở người. Việc sử dụng bừa bãi hóa chất triclosan khiến các loại vi khuẩn thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân kháng khuẩn, làm vi khuẩn dần phải biến đổi để thích nghi. Đây là nguyên nhân khiến việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh ở người ngày càng kém hiệu quả do vi khuẩn kháng kháng sinh.
Paraben
Chất paraben có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, dầu xả, sữa tắm, xà phòng, vệ sinh tay và kem đánh răng … Nó thực chất là chất bảo quản các loại hóa mỹ phẩm, tiêu diệt các loại nấm mốc, vi khuẩn trong sản phẩm. Nếu nhìn vào nhãn của các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bạn sẽ thấy một hoặc nhiều các tên như ethylparaben, butylparaben, methylparaben và propylparaben – đây thực chất đều là chất bảo quán mỹ phẩm.
Người ta đã biết parapen có thể gây dị ứng da và niêm mạc nếu dùng ngoài da, có liên quan đến sự rối loạn nội tiết, kích ứng da, ảnh hưởng đến hệ sinh sản của 2 giới, làm suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân gây ung thư vú. Chính những mối nguy hiểm tiềm ẩn của các hóa chất được sử dụng trong mỹ phẩm này các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, chỉ mua và dùng các sản phẩm không có parapen.
Chất tạo mùi nhân tạo
Hầu hết các loại dung dịch rửa tay đều có mùi thơm, điều đó có nghĩa là trong đó rất có khả năng có các hóa chất độc hại. Mùi thơm trong mỹ phẩm được coi là "bí mật thương mại" mà các công ty sản xuất hầu như không cần phải tiết lộ những thành phần chứa trong chúng. Điều đó có nghĩa rằng họ có thể được tạo ra chúng từ bất cứ thứ gì , kể cả chúng có là một trong hàng trăm các hợp chất hóa học nguy hiểm. Những chất dùng để tạo mùi nhân tạo thường đưa đến các phản ứng dị ứng, viêm da, suy hô hấp, rối loạn nội tiết và tác động tiêu cực đến hệ thống sinh sản. Một trong những cách để tránh hóa chất không được “gọi tên” có hại cho sức khỏe là người tiêu dùng hãy mua các sản phẩm không mùi.
Trong khi người tiêu dùng còn đang bối rối trong việc lựa chọn các sản phẩm vệ sinh cá nhân, tốt nhất hãy tự bảo vệ mình bằng cách đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tránh xa các sản phẩm có các hóa chất có hại cho sức khỏe. Đối với việc vệ sinh tay, chỉ nên sử dụng xà phòng và nước bởi nó có tác dụng làm sạch tốt hơn nhiều so với rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.