Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Chúng có vị khác và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều các rau thông thường. Trong đó, rau mầm từ hạt ngũ cốc luôn có giá trị dinh dưỡng hơn các loại khác.
Giá trị dinh dưỡng
Rau mầm được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng gấp nhiều lần so với rau trưởng thành.
Lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe cao và phổ biến bao gồm mức độ cao của chất xơ, vitamin B phức tạp và protein. Giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ mỗi bát và 21-28 % protein. Rau mầm cũng chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày.
Hợp chất có hại, chẳng hạn như tannin có trong hạt được loại bỏ qua quá trình ngâm nước.
Kiểm soát đường trong máu
Một nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào 4/2012 của "Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Tham gia nghiên cứu, những người tiêu thụ 10 gram mầm bông cải xanh mỗi ngày trong 4 tuần cho kết quả mức độ insulin thấp hơn.
Tốt cho tiêu hoá
Hạt ngũ cốc nảy mầm nguyên hạt sẽ làm giảm lượng tinh bột và tăng giá trị dinh dưỡng của hạt. Hạt nảy mầm có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng nhẹ như vitamin C, carotenoids và protein so với hạt loại khác nảy mầm.
Theo Đại học Davis, California, hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch nảy mầm chứa ít hơn protein gluten. Cấp độ cao hơn của enzyme amylase trong hạt nảy mầm tốt cho tiêu hóa carbohydrate thành đường. Hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.
Lưu ý
Nguy cơ nhiễm khuẩn từ rau mầm khá cao. Quá trình rau mầm phát triển cũng đồng nghĩa với việc nuôi dưỡng các vi sinh vật. Một số rau mầm của bông cải xanh và củ cải, có bề mặt thô ráp dễ khiến cho vi khuẩn bám vào. Nên nấu chung rau mầm với các loại thực phẩm khác gồm dấm, tỏi và hành tây có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh rình rập.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.